Tại sao có một số rùa thường thả mà không sống?

Chúng ta thường có thể tìm thấy những chiếc ao phóng sinh trong một số đền chùa, đó là nơi để các tín đồ nhà Phật phóng sinh một số động vật, rùa chính là một loài động vật mà những người hảo tâm này phóng sinh khá nhiều. Có khi vì cơ thể của rùa quá to lớn, người ta còn dùng ô tô chở chúng đến thả ở một số hồ lớn, ví dụ như hồ Tây ở Hàng Châu, hồ ở Vô Tích... Trung Quốc v.v..

Nhưng điều không may là ý tốt của những người hảo tâm lại không được báo đáp tương xứng. Một số con rùa, đặc biệt là rùa lớn, sau khi trải qua cuộc sống ngắn thì vài tuần, dài thì vài tháng đã lần lượt chết. Những con rùa lớn này tại sao thả mà lại không sống nhỉ?

Vấn đề không phải là do những người phóng sinh, mà là do đối tượng được phóng sinh, vì vậy, chúng ta phải bắt đầu từ bản thân những con rùa lớn. Từ xưa đến nay, rùa trong dân gian vẫn là biểu tượng về mạnh khoẻ, trường thọ. Trong ấn tượng của người Trung Quốc, một con rùa nếu như có thể được trên 10 kg thì chắc chắn là rùa thọ trăm năm hoặc nghìn năm. Vì vậy, khi có người rao bán một con rùa to lớn như vậy, khó tránh khỏi bị nhiều người cho rằng, đó là một sự việc lạ, do vậy họ đã bỏ tiền ra để giải thoát con rùa đó. Thực ra, loài rùa lớn ở vùng Đông Nam á này là loại rất thông thường, chúng có ưu thế bẩm sinh rất đặc biệt - trứng của rùa rất lớn, giống như trứng ngỗng mà chúng ta thường thấy; chúng còn có điều kiện sinh trưởng trong giai đoạn lớn lên rất ưu việt - nhiệt độ môi trường cao, cao đến nỗi làm cho chúng không phải ngủ đông giống như những con rùa thông thường phải trải qua ngủ đông ở những môi trường nhiệt độ thấp. Những con rùa này sinh sống ở trong những hồ lớn, đầm sen, cuộc sống quanh năm rất an nhàn. Vì vậy, chúng sinh trưởng cũng rất nhanh, cơ thể đương nhiên là rất to, sau mười mấy, hai mươi năm ngắn ngủi thì có thể nặng đến khoảng 10 kg.

Mấy năm gần đây, do rùa trên thị trường tiêu dùng Trung Quốc rất được ưa chuộng, những thương nhân vì lợi ích thúc đẩy, bắt đầu trắng trợn buôn rùa Đông Nam á vào thị trường. Xuất phát từ góc độ hàng hoá cho thấy, rùa đương nhiên càng to càng tốt, do vậy rùa to đã trở thành mục tiêu hàng đầu để người ta bắt. Chúng ta biết, rùa không có răng, nó áp dụng phương pháp nuốt thức ăn, nhưng người bắt thường lợi dụng đặc tính sinh sống này của rùa, dùng biện pháp thả câu để làm cho rùa mắc câu. Những chú rùa đáng thương liền nuốt những chiếc móc câu lớn vào trong đường tiêu hoá. Vì vậy, chúng ta nhìn thấy những chú rùa to này trên thị trường, tuy dáng vẻ đường đường nhưng trong bụng của chúng đều chứa một chiếc hoặc mấy chiếc móc câu như vậy.

Nhưng ngoài những thương nhân ra, thì hầu như mọi người đều không biết những bí mật này. Khi những người hảo tâm bỏ tiền ra mua những con rùa lớn để phóng sinh ra các hồ lớn nước sâu, họ hi vọng những chú rùa lớn này có thể được tự do từ đây. Nhưng điều đáng tiếc là, chiếc móc câu lớn trong đường tiêu hoá không những đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc ăn uống của rùa, mà vết thương gây ra đã làm cho đường tiêu hoá dần dần thối rữa. Tuy rùa có sức chịu đựng đáng kinh ngạc, nhưng sau vài tuần, vài tháng, cuối cùng sẽ không tránh khỏi cái chết. Mặc dù có cơ thể có sức sống cá biệt và ngoan cường, lợi dụng cỏ nước ăn vào trước kia, và dựa vào sự chuyển động của dạ dày để dần dần thải chiếc móc câu ra, nhưng đại đa số những người yêu quý chúng lại không thể cung cấp môi trường sinh sống thích hợp cho chúng; đông qua, xuân tới, các chú rùa lớn vẫn đang phải đối diện với cái chết.

Đây chính là nguyên nhân mà rùa lớn được thả lại không sống. Đương nhiên, đối với những loại khác mà nói, phóng sinh không thể thành công chủ yếu còn là không nắm rõ thói quen sinh sống của chúng. Ví dụ thả rùa cạn xuống nước, thả loại rùa ở phương Nam sống ở phương Bắc với nhiệt độ môi trường tương đối thấp. Tóm lại, muốn thực sự đạt được mục đích phóng sinh, phải hiểu rõ thói quen sinh sống của động vật được thả.

Từ đâu có sóng lừng?

Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc vào sức gió, thời gian thổi của gió và diện tích của mặt nước mà gió thổi qua. Giả sử một cơn bão có...

Tại sao có một số bắp ngô thiếu hạt và "ngô trọc"?

Khi thu hoạch ngô, chúng ta tước chiếc “áo khoác” của nó ra, rồi cắt túm “râu” trên đầu bắp ngô đi, sẽ thấy trên bắp ngô những hạt ngô xếp hàng thẳng...

Vì sao không thể đồng thời xì mũi bằng hai lỗ mũi?

Khoang mũi được che phủ bởi một lớp niêm mạc hồng nhuận; nó tiết ra một chất nước màu trong, khiến cho niêm mạc mũi luôn nhuận ướt. Bình thường, mỗi...

Tại sao có những củ khoai lang bị hà hay bị cứng?

Khi chúng ta ăn khoai lang đã luộc chín, có khi sẽ mất vui vì bóc vỏ khoai đã phải cắt bỏ đi từng miếng khoai lớn, một củ khoai lang còn lại chả mấy...

Tại sao những chiếc lá màu đỏ cũng có thể tiến hành quang hợp được?

Lá xanh của thực vật được con người gọi là “nhà máy màu xanh”. Chúng ta đều biết thực vật muốn tạo ra chất hữu cơ phải tiến hành quang hợp.

Vì sao từ xuân chuyển sang hè, mặt biển vùng duyên hải Trung Quốc sương mù rất nhiều?

Hằng năm vào mùa xuân và mùa hạ mặt biển vùng duyên hải Trung Quốc thường sương mù dày đặc. Dưới sương mù tầm nhìn chỉ còn lại mấy chục mét, thậm chí...

Tại sao sóng điện từ lại được coi là một dạng ô nhiễm môi trường?

Cuộc sống hiện đại khó có thể tách rời các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy tính... Các thiết bị điện đã góp phần nâng cao mức sống cho nhân loại, nhưng nó cũng mang đến không ít vấn đề.

Vì sao có thể lợi dụng các vi khuẩn trong việc sản xuất thực phẩm và hoá chất?

Nói đến vi khuẩn làm nhiều người liên tưởng đến các loại bệnh tật nguy hiểm như: lỵ, thương hàn, tả, dịch hạch… làm người ta hết sức lo sợ. Thực ra...

Tại sao từ vòng tuổi có thể đoán được tuổi của cây?

Cây cối đều sống tương đối lâu. Trong giới tự nhiên có nhiều loài cây to sống được hàng trăm năm, thậm chí có cây cổ thụ sống được hàng nghìn năm.