Vì sao phải xây dựng Trạm vũ trụ Quốc tế?

Vũ trụ là môi trường thứ tư của con người ngoài lục địa, biển, và tầng khí quyển. Đối với môi trường mới này con người đang nghiên cứu và khai thác nó. Trạm vũ trụ - ngôi nhà nhỏ trong vũ trụ chính là cơ sở cung cấp cho con người những điều kiện đặc biệt để khám phá, khai thác và lợi dụng tài nguyên vũ trụ. Trạm không gian đã trở thành cơ sở thí nghiệm để con người sống lâu dài trong vũ trụ, có thể rèn luyện khả năng thích ứng của con người đối với môi trường vũ trụ, chuẩn bị điều kiện tốt cho con người trong tương lai sẽ chở người lên các hành tinh khác và di dân ra ngoài Trái Đất.

Từ năm 1971 -1982 Liên Xô đã phóng bảy trạm vũ trụ có tên là "Lễ pháo". Năm 1973 Mỹ cũng phóng một trạm vũ trụ có tên là "Phòng thí nghiệm vũ trụ". Các nhà du hành đã tiến hành nghiên cứu về thiên văn, y học, sinh vật ở trong trạm vũ trụ này và khảo sát các tài nguyên tự nhiên, giành được nhiều thành tích to lớn. Nhưng tuổi thọ của các trạm vũ trụ trên quỹ đạo đó không lâu dài, khả năng tiếp nhận số lần các nhà du hành cũng bị hạn chế, do đó được gọi là trạm vũ trụ thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai.

Tháng 2 năm 1986 Liên Xô phóng trạm vũ trụ "Hoà bình" thế hệ thứ ba, đến năm 2000 vẫn còn bay trong vũ trụ. Hơn 10 năm nay cộng tất cả có hơn 100 nhà du hành của hơn 10 nước đã đến trạm vũ trụ này. Trạm có chiều dài hơn 50 m, khối lượng 123 tấn, gọi là "Mẫu hạm vũ trụ". Các nhà du hành của Nga và Mỹ lần lượt sống trên trạm 439 ngày và 188 ngày các nhà du hành nam nữ cùng sống chung liên tục, đạt kỷ lục dài nhất. Trên vũ trụ đài đặc biệt này các nhà du hành đã diễn những tiết mục đặc sắc, kể cả các mặt như quan trắc thiên văn, thí nghiệm y học sinh vật, thí nghiệm công nghệ vật liệu và thăm dò tài nguyên Trái Đất, giành được những kết quả quan trọng.

Nhưng "10 năm biết mấy bể dâu", trạm vũ trụ Hoà bình đã tỏ ra già nua. Mấy năm nay các loại sự cố liên tiếp phát sinh, thường ở vào trạng thái "bệnh tật". Do đó một trạm vũ trụ quốc tế mới đã ra đời.

Trạm vũ trụ quốc tế được quyết định vào năm 1993 do Mỹ, Nga, Nhật, Canađa, Braxin và Cục hàng không vũ trụ châu Âu gồm 16 nước thành viên tham gia xây dựng, là công trình vũ trụ lớn nhất lần đầu tiên được nhiều nước hợp tác trong lịch sử vũ trụ thế giới.

Kế hoạch quá trình xây dựng trạm vũ trụ quốc tế chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1995 - 1998. Máy bay vũ trụ của Mỹ và trạm vũ trụ Hoà bình của Nga lắp ráp chín lần. Trạm vũ trụ đó dùng làm chỗ thí nghiệm và sinh sống lâu dài cho các nhà du hành vũ trụ trên không, nhằm giảm thấp sự nguy hiểm về kỹ thuật cho sự lắp ráp và quá trình vận hành trạm vũ trụ quốc tế. Giai đoạn thứ hai từ 1998 - 1999, một số bộ phận chủ yếu được phóng lên và hình thành một trạm vũ trụ quá độ trong không gian, đạt được trạng thái có người chăm sóc. Giai đoạn thứ ba là từ năm 2000-2004 hoàn thành toàn bộ lắp ghép cứng. Toàn bộ thiết bị sẽ huy động 47 lần phóng của Mỹ và Nga, hàng loạt các nhà du hành tham gia thao tác lắp ghép trong vũ trụ.

Trạm vũ trụ quốc tế sau khi xây dựng hoàn thành có 6 khoang thí nghiệm, một khoang để ở, hai khoang nối tiếp hệ thống phục vụ và hệ thống chuyên chở cấu tạo thành, là một con tàu dài 88 m khối lượng 430 tấn, bay ở độ cao 400 km, có 4 pin Mặt Trời với chiều rộng 108 m, cung cấp một công suất 110 kW. Dung tích của khoang ở là 120 m3, áp lực bảo đảm như áp suất tiêu chuẩn trên mặt đất. So với trạm vũ trụ Hoà bình trước đây thì quả thật là "súng bắn chim đã được thay bằng đại pháo".

Con người không rời khỏi vũ trụ, vũ trụ cần có trạm không gian. Trạm vũ trụ Quốc tế là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của kỹ thuật vũ trụ, nó sẽ cống hiến to lớn và liên tục trong quá trình con người chinh phục vũ trụ.

Vì sao khi nhảy phải nhún chân?

Nếu có người hỏi bạn: Không nhún chân có thể nhảy lên được không? Có lẽ bạn không trả lời ngay được...

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...

Tại sao máy tính buộc phải có phần mềm mới có thể làm việc được?

Mọi người đều biết máy tính là loại công cụ cao cấp nhiều chức năng, có thể giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Khi bạn gặp vấn đề nan giải cần có máy...

Trong tương lai chúng ta dùng vật liệu gì để làm nhà?

Trong tương lai chúng ta sẽ dùng vật liệu gì để làm nhà? Ngày càng nhiều các vật liệu và kỹ thuật mới được khai phá. Một loại kỹ thuật gia công mới có...

Vì sao chữ số, kim đồng hồ dạ quang lại sáng vào ban đêm?

Các nhân viên làm việc trong đêm tối rất thích dùng đồng hồ dạ quang đeo tay. Các đồng hồ này phát ánh sáng huỳnh quang màu xanh giúp cho người ta có...

Vì sao Trùng khánh, Vũ Hán, Nam Kinh được gọi là “Ba lò lửa lớn”?

Trùng Khánh, Vũ Hán, Nam Kinh đều là những nơi có mùa hè vô cùng nóng nực, và đã trở thành những trung tâm nóng nực nổi tiếng ở Trung Quốc. Đây vốn...

Tuổi thọ có liên quan với môi trường không?

Các nhà sinh vật học phát hiện, nói chung tuổi thọ của sinh vật gấp 8 - 10 lần thời gian giới tính thành thục, chín muồi. Nếu căn cứ theo thời gian...

Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".

Chúa tể của các loài hoa

Một ngày nào đó, lang thang trong rừng mưa nhiệt đới của Malaysia và Indonesia, bạn có thể sẽ sửng sốt khi đập vào mắt bạn là một bông hoa chói lọi,...