Vì sao mấy năm gần đây thiên tai xảy ra liên miên?

Mùa hè năm 1991, lưu vực sông Hoài và Thái Hồ bị thiên tai lũ lụt nghiêm trọng kể từ ngày dùng nước đến nay, trực tiếp gây tổn thất hơn 60 tỉ đồng. Hè năm 1998, lưu vực Trường Giang và sông Tùng Hoa ở Đông Bắc, lưu vực Nộn Giang đã phát sinh nạn lụt trên một diện tích lớn, nước ngập 196.000 mẫu, gây tổn thất kinh tế 250 tỉ đồng. Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên bình thường, xưa nay vẫn xảy ra. Trên Trái Đất, sự tuần hoàn vật chất lớn nhất là tuần hoàn của nước. Đất đai ẩm ướt, mực nước ao hồ cao hay thấp, lưu lượng các dòng sông nhiều hay ít đều liên quan chặt chẽ với lượng nước bốc hơi và lượng mưa. Do đó nhiều dòng sông trên thế giới thường luôn gây ra lũ lụt. Nền văn minh của nhân loại sẽ tùy theo lượng nước dồi dào mà hưng thịnh lên hoặc lượng nước thiếu ít mà suy yếu. Nhưng thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trên thế giới lũ lụt liên miên, đặc biệt ở Trung Quốc năm 1998 đã xảy ra trận lũ lớn hiếm có trong lịch sử. Điều đó vượt quá qui luật tự nhiên. Sự phát sinh trận lụt này có liên quan với sự phá hoại môi trường của con người.

Lũ lụt ngoài quy luật của bản thân nó, còn do ảnh hưởng của con người gây nên: dân số càng nhiều, lũ lụt càng nhiều, dẫn tới nguy hại càng lớn. Dân số tăng nhanh luôn dẫn đến rừng bị phá hoại, từng mảng rừng lớn biến thành nương rẫy và bãi chăn nuôi, sức chứa nước ở vùng thượng du của các con sông giảm thấp, nước đổ xuống phía dưới nhanh, chảy ra đồng bằng. Ví dụ năm 1998 lũ lụt ở trung và hạ du Trường Giang, mức nước vượt quá mức nước trong lịch sử nhưng lưu lượng lại nhỏ hơn trận lũ năm 1954. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân sông Trường Giang gây ra lũ lụt chính là vì ở Nghi Xương thuộc thượng lưu Trường Giang có nhiều cánh rừng bị chặt phá nghiêm trọng làm cho đất bị xói mòn, bùn cát tích tụ dưới lòng sông. Theo thống kê năm 1957, tỉ lệ che phủ rừng của lưu vực sông Trường Giang là 22%, diện tích đất bị xói mòn là 363 ngàn km2, đến năm 1986 tỉ lệ rừng che phủ chỉ còn 10%, diện tích đất xói mòn đạt đến 739 ngàn km2. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, Trường Giang có trên 1.000 hồ chứa nước, đến đầu những năm 90 giảm nhanh xuống chỉ còn 182 hồ. Những công trình thủy lợi xây dựng không hợp lí khiến cho chức năng các hồ chứa nước với tư cách là một hệ thống sinh thái tự nhiên đã bị giảm yếu rõ rệt. Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra gần đây lũ lụt liên miên là khí hậu biến đổi thất thường, dẫn đến mùa hạ ở Trung Quốc nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng mưa tập trung. Bước vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, toàn Trung Quốc rơi vào thời kì mưa rất nhiều. Ví dụ từ trung tuần tháng 6/1998 đến nay, lượng mưa ở lưu vực sông Trường Giang so với năm bình thường nhiều gấp hơn 5 lần, thậm chí lượng mưa ở một số lưu vực các sông lớn gấp 2 lần so với bình thường. Các chuyên gia cho rằng, hiện tượng Enninô là nhân tố tạo nên mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều. Nói chung năm thứ hai sau khi Enninô phát sinh, ở Trung Quốc mùa hè ở những vùng mưa lớn là các vùng phía Nam và phía Bắc, dọc theo sông Trường Giang và dải phía nam sông Trường Giang, một dải khác ở vùng phía Bắc. Hiện tượng Enninô phát sinh có liên quan mật thiết với sự phá hoại môi trường của con người.

Trên thế giới, lũ lụt là thiên tai thường phát sinh dồn dập. Hầu như mỗi năm đều có hàng trăm đến hàng nghìn người chết vì lũ lụt. Chính vì xảy ra liên tiếp cho nên người ta ít chú ý đến như tai nạn động đất và tai nạn hàng không. Các nhà khoa học đã đưa ra những đối sách để đề phòng và xử lí lũ lụt là cố gắng dự báo thời gian xảy ra lũ lụt chính xác và sớm hơn; dự đoán sát mức độ nguy hiểm của nó để đưa ra những kế hoạch ứng phó kịp thời; tìm những biện pháp có hiệu quả để khống chế lũ lụt, giảm thấp thiệt hại; nghiêm ngặt khống chế sự khai thác đất đai, giảm thấp những khai thác không hợp lí, biện pháp căn bản nhất là bảo vệ rừng, trả diện tích canh tác cho rừng và trả ruộng cho hồ.

Từ khoá: Lũ lụt; Lưu lượng dòng lũ; Trồng cây gây rừng; Tỉ lệ che phủ rừng; Đất xói mòn.

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...

Tại sao lạc đà được gọi là "chiếc thuyền của sa mạc"

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có...

Bí quyết leo giàn của cây xanh

Bí, mướp, dưa chuột, dây trường xuân, nho… rất có tài leo trèo. Chỉ cần móc được vào một thân cây, que củi hay thậm chí cột điện, chúng sẽ thoăn thoắt...

Loài dơi bắt mồi như thế nào?

Loài dơi có cái đầu giống chuột, trên mình lại có lớp màng phủ giống lông chim. Nó treo ngược thân mình trong hang, ngày ngủ đêm đi kiếm mồi.

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Thế nào là máy tính trợ giúp thiết kế?

Máy tính trợ giúp thiết kế (gọi tắt là CAD) là kỹ thuật dùng máy tính và các thiết kế ngoại vi (bao gồm thiết bị đưa vào và lấy ra hình ảnh) để giúp...

Người máy có ốm không?

Người máy có thể làm việc liên tục ngày đêm, có thể trèo non lội suối, có thể xung phong hãm trận… Chúng tựa như không bao giờ biết mệt mỏi. Vậy thì...

Tại sao phụ nữ Ấn Độ thích điểm một nốt ruồi giữa hai hàng lông mày?

Thích làm cho mình đẹp thêm, đó là bản tính của con người. Phụ nữ thì lại càng như thế.

Mùa đông khi có gió tây bắc vì sao thời tiết dễ trong sáng?

Mùa đông miền Đông Nam Trung Quốc có gió tây bắc đến từ các vùng Xibêri của Nga và Mông Cổ. Ở những vùng đó mùa đông vô cùng lạnh giá.