Bạn có biết bác sỹ khám tai mũi họng thường dùng kính gì không?

Bạn đã bao giờ đến bệnh viện kiêm tra tai chưa? Bạn có quan sát thấy một loại kính lõm mà các bác sỹ vẫn thường đeo khi khám bệnh không? Bạn có biết vì sao họ lại phải đeo loại kính như vậy không?

Bởi vì, tai của chúng ta là một nơi tương đối tối khiến cho bác sỹ không thể nhìn rõ. Khi có trợ giúp của kính lõm, bác sỹ sẽ dễ dàng kiểm tra được tai của chúng ta. Vậy kính lõm chiếu sáng tai của chúng ta thế nào?

C đều biết rằng, đường đi của ánh sáng mang tính nghịch, tức là trên đường đi, tia sáng có thể quay trở lại. Khi tia sáng phản xạ tạo thành một chùm tia sáng song song được chiếu lên kính lõm, tất cả sẽ được hiện lên phía trước tiêu điểm của kính. Do tính nghịch của đường ánh sáng, nếu như ta đưa một nguồn sáng nhỏ vào trước tiêu điểm kính lõm, ta sẽ thấy tia sáng phát ra từ nguồn này, sau đó phản xạ trở lại kính lõm tạo thành chùm ánh sáng song song. Đèn chiếu sâu, các loại đèn pha của ôtô cũng được lắp đặt theo nguyên lí kính lõm. Tất cả các loại đèn này đều có khả năng chiếu ra một luồng ánh sáng theo hình trụ, nó có thề tập trung các tia sáng lại để chiếu sáng. Thế nhưng, nếu kính lõm không đạt đến độ chuẩn xác, hoặc nguồn sáng không đặt được trước tiêu điểm của kính lõm, thì việc hình thành chùm tia sáng song song sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như việc dùng đèn pin chiếu sáng, bạn có thể thử nghiệm đế thấy rõ chùm tia sáng song song được hình thành như thế nào.

Kính mà các bác sỹ vẫn thường đeo có đường kính khoảng 5cm. Khi chùm tia sáng được chiếu đến mặt kính nó sẽ phản xạ trở lại vào một điểm sáng nhỏ có đường kính là 5mm. Điểm sáng này có độ chiếu sáng tốt hơn rất nhiều lần. Do vậy, chỉ cần dùng một nguồn sáng đèn điện bình thường để chiếu vào mặt kính lõm, bác sỹ cũng có thể nhìn rõ tất cả bên trong tai. Chính giữa kính lõm có một lỗ nhỏ, nhìn qua đó các bác sỹ có thể kiểm tra được tai của chúng ta.

Làm thế nào để khai thác mangan vón cục dưới đáy biển?

Dưới biển có nhiều khoáng vật, đặc biệt là ở vùng biển sâu 2.000 - 6000 m phân bố một lượng lớn mangan vón cục.

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?

Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuẩn hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cẩn phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ…

Tại sao ngày trời mưa thì điện thoại dễ bị lạc âm?

Bạn có thấy khi mùa hè hoặc ngày trời nồm thì hiện tượng lạc âm (hiện tượng tín hiệu lời nói của đường dây điện thoại này chạy lạc qua đường dây điện...

Khói pháo có tác hại gì?

Trước đây, hàng năm, cứ đến đêm giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng tiếng nổ đinh tai, nhức óc, trên mặt đất còn lại đầy...

Làm thế nào biểu diễn một số thập phân tuần hoàn dưới dạng phân số?

Tất cả các phân số đều là các số lẻ thập phân hữu hạn, hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn. Các số lẻ có một số hữu hạn các chữ số gọi là số lẻ thập...

Bạn có biết gió có khả năng phát điện không?

Mọi việc đều có tính hai mặt, gió lớn ẩn chứa sức tàn phá khủng khiếp, song nó cũng hàm chứa nguồn năng lượng rất lớn...

Vì sao cơn lốc sau khi đổ bộ vào đất liền giảm yếu rất nhanh, còn mưa giảm chậm?

Gió lốc (áp thấp) sinh ra trên biển. Cơn lốc lớn sức mạnh khôn lường, sức gió trên cấp 12 có thể dựng nên sóng thần cao mấy chục mét, lật úp tàu lớn...

Giấy gạo nếp có phải chế tạo từ gạo nếp không?

Có nhiều loại keo, bánh ở lớp vỏ ngoài được bọc một loại giấy mờ đó là giấy gạo nếp. Giấy gạo nếp khô ngăn không cho kẹo, bánh tiếp xúc trực tiếp với...