Tại sao không vứt hết rác vào núi lửa để tiêu hủy?

Nhiều quốc gia xây dựng lò đốt để xử lý rác, vậy tại sao không vứt hết chúng vào miệng núi lửa?

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm cả thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 13 triệu tấn bị đổ ra biển. Cụ thể hơn, mỗi phút có khoảng 1 triệu chai nhựa và 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Trong số rác thải nhựa được thải ra có tới 79% là bị chôn lấp hoặc vứt ra môi trường, 12% là bị đốt, chỉ có 9% trong số đó được tái chế. Cho đến nay, thế giới vẫn đau đầu trong việc tìm cách xử lý rác thải.

Để xử lý rác thải, các quốc gia trên thế giới thường xây dựng các lò đốt rác. Nhưng điều này cũng khiến nhiều người thắc mắc: Tại sao không vứt hết rác xuống núi lửa? Chẳng phải đó là một lò đốt rác tự nhiên hay sao?Tuy nhiên, câu trả lời đơn giản chỉ là... không thể.

Tưởng chừng như núi lửa là lò đốt tự nhiên sẽ giảm được chi phí nhiên liệu nhưng thực tế thì nếu vứt rác vào núi lửa, chi phí sẽ cực lớn. Đầu tiên nếu muốn vứt rác xuống núi lửa, bạn sẽ phải kiếm một ngọn núi lửa "không nguội" - tức là vẫn đang hoạt động.

Trên thực tế thì không nhiều người sống gần những ngọn núi lửa như thế. Chính vì vậy, việc vận chuyển rác đến miệng núi lửa sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, nhiên liệu và tiền bạc, nếu so với việc xử lý rác trong các lò đốt. Ngoài ra, tìm được núi lửa đang hoạt động, chưa chắc đã đem được rác thải đến miệng núi vì hình dạng núi không phù hợp. Các chuyên gia cho biết, ngọn núi lửa phù hợp nhất để xử lý rác là dạng "núi lửa hình khiên" - shield volcano - là những ngọn núi lửa có sườn phẳng và độ dốc thấp, với dung nham phun chậm qua các kẽ nứt trên bề mặt Trái đất.

Tuy nhiên, phần lớn các núi lửa trên Trái đất là loại "stratovolcano" - loại núi lửa hình nón cao. Những loại núi lửa này thường có xu hướng "nổ" bất chợt khi áp suất khí nóng và dung nham bên trong trở nên quá cao.

Nếu may mắn tìm được núi lửa phù hợp thì bạn vẫn phải đối mặt với một thử thách nguy hiểm khác khi muốn đổ rác vào miệng của núi. Đầu tiên là lượng khí độc núi lửa - gồm nhiều loại khí hình thành khi đốt lưu huỳnh như H2S, SO2... đủ để giết chết một người trong vòng 1 phút nếu hít phải quá nhiều. Ngoài ra, khi một túi rác nặng 30kg có nhiệt độ bình thường rơi xuống dung nham có thể gây phun trào khá khủng khiếp. Một vụ sạt đất tại khu vực Halemaʻumaʻu thuộc núi lửa Kilauea đã thổi dung nham cao tới hơn 80m. Vậy với hàng tấn rác rơi xuống thì sẽ khủng khiếp đến mức nào?

Đó là chưa tính đến việc lượng khí thải của quá trình này sẽ tiến thẳng vào bầu khí quyển, gây tác hại rất lớn cho môi trường. Ở các quốc gia trên thế giới, hệ thống đốt rác luôn đi kèm một hệ thống ngăn và lọc khí độc trước khi thải ra môi trường. Do đó, việc đốt rác bằng núi lửa là không hề khả thi.

Tại sao có những thành phố số điện thoại lại dài?

Nếu quan sát kĩ dãy số điện thoại ta sẽ thấy có những thành phố mà số điện thoại đặc biệt dài, nhưng cũng có thành phố thì lại ngắn. Tại sao vậy?

Một mét dài bao nhiêu?

Trong hộp đựng dụng cụ học tập của bạn thường có một thước thẳng bằng nhựa trong suốt, trên mặt thước có in từng vạch thẳng, các vạch nhỏ cách nhau một milimet, mười vạch nhỏ bằng một xentimet, 1000 vạch nhỏ bằng một mét. 

Vì sao các kết cấu tam giác lại có tính ổn định cao?

Khi bạn ngồi lên ghế đẩu hoặc ghế tựa, nếu gặp phải chiếc ghế bị xộc xệch, tự nhiên là bạn sẽ tìm ít thanh gỗ để gia cố lại, thế nhưng ta cần đóng...

Truyền hình vệ tinh là gì?

Bật ti vi lên, trên màn hình hiện lên chương trình truyền hình thật là hấp dẫn. Đó là đài truyền hình phát đấy.

Vì sao phải hạn chế tăng trưởng dân số?

Ngày nay, dân số tăng nhanh là một thách thức to lớn đối với loài người. Dân số tăng nhanh đưa lại hàng loạt áp lực đối với tài nguyên đất đai, tài...

Oxy trên Trái Đất có dùng cạn hết không?

Hằng ngày người và động vật trên Trái Đất đều hấp thụ oxy và thở ra cacbon đioxit. Mỗi ngày, mỗi người ở độ tuổi thành niên thở ra 400 lít cacbon...

Tại sao kiến không bị lạc đường?

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có "nhà" của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa.

Vì sao phải thận trọng khi dùng thực phẩm màu?

Màu sắc, hương vị là những tiêu chuẩn quan trọng để phán đoán thực phẩm tốt hay xấu. Màu của thực phẩm gây cho ta cảm giác ngon lành.

Sao Chổi có va chạm với Mặt trời không?

Báo chí đã từng đăng những bản tin rất giật gân, đại ý là: Chiều ngày 30 tháng 8 năm 1979 một vệ tinh nhân tạo khi quan sát thực nghiệm gió Mặt Trời...