Tại sao mũ bảo hộ lao động phải làm theo hình bán cầu?

Các công nhân xây dựng hoặc công nhân hầm mỏ đều phải đội mũ bảo hộ khi làm việc. Mũ bảo hộ được làm theo hình bán cầu. Mũ bảo hiểm xe máy cũng có hình bán cầu. Tại sao chúng lại đều có hình dạng như vậy?

Câu trả lời là: mũ bảo hộ mang hình bán cầu là vững chắc nhất. Tính chất vững chắc của một vật thể ngoài nguyên nhân do độ cứng của chất liệu, điều quan trọng hơn là ngoại hình của nó. Theo đo đạc hình dạng vật thể chịu được xung lực bên ngoài tác động lớn nhất là dạng mặt cong lồi như hình bán cầu. Nguyên nhân là do mặt cong lồi có khả năng phân tán áp lực bên ngoài tác động dọc theo mặt lồi. Ngoài ra, lực tác động lên các vị trí là tương đối đồng đều, điều này khiến cho mũ có lớp vỏ dạng bán cầu có độ cứng khá cao.

Lấy chiếc mũ bảo hộ của công nhân xây dựng làm ví dụ. Giả sử nếu có một viên gạch từ trên cao rơi xuống và rơi vào đúng mũ bảo hộ, do tác động của trọng lực và gia tốc lực va chạm có sức tàn phá rất lớn. Tuy nhiên, lớp vỏ hình bán cầu có khả năng phân tán lực va chạm dọc t bề mặt của bán cầu. Ngoài ra, lớp lót bên trong mũ cũng phát huy tác dụng làm giảm lực va chạm, do đó cường độ áp lực tác động vào phần đầu người đội mũ giảm đi đáng kể. Theo các đo đạc khoa học, tác dụng phân tán và hoãn xung của mũ bảo hộ làm cho lực va chạm giảm khoảng 5/6, đủ để bảo vệ tốt cho phần đầu. Chính vì vậy, tại các công trường xây dựng và mỏ khoáng sản đều có quy định nghiêm ngặt yêu cầu người vào công trường phải đội mũ bảo hộ.

Cũng trên cơ sở nguyên lý đó, mũ bảo hiểm của người đi xe máy cũng làm giảm đáng kể lực va chạm tác động vào đầu người ngồi trên xe khi tai nạn xảy ra, nhằm giảm thiểu thương vong.

Vì sao nhà máy điện hạt nhân không bị nổ giống như bom nguyên tử?

Các nhà máy điện hạt nhân hiện nay chủ yếu dựa vào nguyên lý phân rã hạt nhân để phát triển. Bom nguyên tử cũng được chế tạo thông qua nguyên lý này. Thế nhưng, nhà máy điện hạt nhân vì sao lại không nổ giống như bom nguyên tử?

Vì sao dưới đất có nhiều than đá?

Ai cũng biết than đá được khai thác từ dưới đất lên, nhưng vì sao dưới đất lại có nhiều than đá như thế? Muốn trả lời câu hỏi này cần phải biết được...

Vì sao cây ngân hoa có thể làm sạch không khí?

Cây ngân hoa đẹp đẽ nguyên là loài cây xanh quanh năm. Dáng cây đẹp, lá bạc màu xám đung đưa trước gió, màu bạc lấp lánh trông rất vui mắt.

Vì sao không nên nín đại, tiểu tiện?

Nước tiểu của người được trữ lại trong bàng quang. Khi tích tụ đến một lượng nhất định, bàng quang sẽ căng lên, điều này được các dây thần kinh truyền...

Vì sao bản đồ mây của vệ tinh có thể dùng để dự báo thời tiết?

Buổi tối hằng ngày, trên ti vi thường đưa tin dự báo thời tiết của Đài khí tượng trung ương, đồng thời kèm theo bản đồ mây trong toàn quốc. Bản đồ mây...

Tại sao cây làm phân xanh có thể cải thiện được đất đai?

Cây làm phân xanh thường được nhà nông coi là “vàng” xanh vì phân xanh có thể cải thiện được đất và làm phân bón, giúp cho tăng sản lượng. Cây làm...

Vì sao nước một số sông hồ biến thành màu đen và thối?

Trong nước phế thải hữu cơ của nước sinh hoạt và các nhà máy thực phẩm, in, nhuộm vải, sản xuất giấy chứa rất nhiều chất như mỡ, prôtein, v.v.

Thế nào là nhà ở kiểu “hoa hướng dương”?

Năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng có thể tái sinh rẻ tiền mà lại sạch sẽ, một tài nguyên vô tận, dùng không bao giờ cạn kiệt, nếu như có thể...

Tại sao cần phải xây dựng kiến trúc nạp khí?

Kiến trúc nạp khí là một kiểu kiến trúc mới mẻ, hoàn toàn khác với kiến trúc truyền thống, nguyên lý của nó hết sức đơn giản, giống như thổi bóng hơi...