Thuỷ tinh hữu cơ và thuỷ tinh thường có gì khác nhau?

Không ít người cho rằng thủy tinh hữu cơ và thủy tinh thường là "cùng một họ", thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Nguyên liệu để chế tạo thuỷ tinh thường là silic đioxit, còn nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh hữu cơ là xeton propylic, aixt axetic và axit sunfuric. Thuỷ tinh hữu cơ có tên hoá học là polyacrilat. Đây là một hợp chất cao phân tử tổng hợp, bề ngoài cũng trong suốt giống như thuỷ tinh, nên người ta gọi là thủy tinh hữu cơ.

Khối lượng riêng của thuỷ tinh hữu cơ chỉ bằng một nửa thuỷ tinh thường, lại không dễ vỡ như thuỷ tinh thường. Thuỷ tinh hữu cơ có độ trong suốt rất tốt, lại là chất dẻo nhiệt, chỉ cần gia nhiệt là có thể "uốn nắn" thành bất kỳ hình thể nào.

Phạm vi sử dụng của thủy tinh hữu cơ rất rộng rãi.

Ví dụ khi máy bay phản lực bay vào các đám mây thường gây ra các chấn động mạnh, nhiệt độ và áp suất của các dòng khí thay đổi gây nên những tình huống khó lường. Người ta phải dùng thủy tinh hữu cơ để làm cửa sổ. Ở các máy bay chiến đấu, các cửa sổ bằng thủy tinh hữu cơ khi bị trúng đạn chỉ xuyên thành một lỗ, không tạo ra các mảnh thủy tinh nhỏ có thể gây sát thương.

Với thủy tinh thường, với độ dày 15cm sẽ có màu xanh, người ta không thể nhìn rõ các đồ vật qua lớp thủy tinh dày như vậy. Nhưng với thủy tinh hữu cơ, người ta có thể nhìn rõ các vật qua lớp thuỷ tinh hữu cơ dày đến 1m. Do thuỷ tinh hữu cơ độ trong suốt rất cao, ngay cả với tia tử ngoại, nên người ta thường dùng thuỷ tinh hữu cơ chế tạo các dụng cụ quang học.

Thuỷ tinh hữu cơ lại có một tính năng hết sức kỳ lạ: Một thanh thủy tinh hữu cơ có độ cong không quá 48°C, các tia sáng có thể men theo thanh thủy tinh giống như nước chảy trong đường ống. Tia sáng có thể chạy theo “đường cong" quả là điều thú vị! Lợi dụng tính chất đặc biệt đó của thuỷ tinh hữu cơ, người ta dùng thuỷ tinh hữu cơ làm các dây dẫn ánh sáng, thủ thuật này có tác dụng to lớn trong y học.

Thuỷ tinh hữu cơ rất đẹp, lại rất bền cơ học, bền hoá học cao. Nếu thêm vào thủy tinh hữu cơ thuốc nhuộm màu, thì tuỳ theo yêu cầu có thể chế tạo được thủy tinh hữu cơ có nhiều màu khác nhau.

Sự kiện bệnh đau nhức xảy ra như thế nào?

Trên thế giới có nhiều bệnh kì lạ đưa lại đau khổ cho con người. Năm 1955 – 1972, ở lưu vực sông Thần Thông, huyện Phú Sơn, Nhật Bản đã xuất hiện một...

Tại sao cá ấn thích sống dựa vào lưng những động vật lớn ở hải dương?

Cá ấn là một loại cá biển rất thú vị, nó chu du khắp nơi trong nước, nhưng nó thường không phải tiêu hao một chút sức lực nào, mà là dựa vào sức lực của kẻ khác. Vì vậy, cá ấn đã trở thành "lữ hành gia miễn phí" nổi tiếng.

Tại sao chim bay được?

Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim...

Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?

Trong các vị thuốc Đông y có một loại gọi là đông trùng hạ thảo (cũng gọi hạ thảo đông trùng hoặc trùng thảo), mùa đông nó là côn trùng, mùa hè nó lại...

Vì sao các nhà du hành hay mất ngủ?

Mất ngủ và ngủ không sâu là “chuyện thường ngày” của các nhà du hành, nhất là khi họ ở trên vũ trụ dài hạn trong điều kiện không trọn lượng. Việc...

Khi tàu hoả chạy trong đường hầm, việc thu phát thông tin vô tuyến như thế nào?

Trước kia trên tàu hoả rất khó thu được tín hiệu vô tuyến điện, vì toa tàu được làm bằng kim loại, phần lớn các sóng điện từ trong phạm vi sóng trung...

Có phải mọi người máy đều được làm từ sắt thép không?

Nói tới người máy, bạn chắc là sẽ liên tưởng tới máy móc trong nhà máy. Chúng phần lớn được tạo thành bởi những vật liệu sắt thép hoặc vật liệu kim...

Vì sao một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ nước có độ sâu trung bình 1 m?

Nếu có người hỏi bạn “một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ sâu 1 m hay không?”. Nhất định bạn sẽ trả lời: không.

Tại sao máy BP có thể hiển thị tin dự báo thời tiết?

B…B…" trên màn hình tinh thể lỏng của máy BP hiện lên từng dòng chữ: "Ngày 18, nắng chuyển nhiều mây, 5 - 15°C". Đó là dự báo thời tiết hiển thị trên...