Like
Share
Copy link
Bạn đang ngồi thẳng trên ghế, nếu nửa người phía trên không nghiêng về phía trước, hoặc hai chân không di động về phía đáy ghế, liệu bạn có thể đứng dậy được không? Có thể bạn sẽ nói: quá dễ. Nào, mời bạn thử một cái xem sao.
Thế nào? Không đứng dậy được à. Dù cho bạn có dùng hết sức mình cũng uổng công thôi. Vì sao vậy?
Vốn là khi đang ngồi, trọng tâm thân người ta rơi vào trên mặt ghế, trọng lượng con người do lực đỡ của mặt ghế cân bằng. Khi đứng dậy thì phần mông của bạn rời khỏi mặt ghế, lực đỡ trên sẽ mất đi. Thế nhưng trọng lực của thân người đối với hai chân mà nói thì lại hình thành một mô men lực, mô men lực này luôn làm người ta ngã xuống ghế. Nếu nghiêng nửa thân người trên về phía trước để cho đường thẳng đứng qua trọng tâm rơi vào hai bàn chân thì lực chịu đựng của mặt đất sẽ làm cho trọng lực cân bằng, người mới có thể đứng dậy được. Bình thường khi đang ngồi trên ghế, muốn đứng vậy chúng ta cũng phải làm như vậy. Chẳng qua là vì động tác này ta đã làm theo phản xạ một cách vô cùng thành thạo và nhanh chóng nên bạn không để ý mà thôi.
Mỏ sắt được hình thành như thế nào?
Hình dáng của vi sinh vật nào là nhỏ nhất?
Tại sao các xe khách cao tốc sử dụng rộng rãi lốp không săm
Tại sao rừng có thể điều tiết khí hậu?
Bãi đá khổng lồ hay khu vườn đồ chơi của Chúa?
Vì sao không nên ở lâu trong phòng có điều hòa?
Vì sao phải kiên quyết xử lí ô nhiễm sông Hoài?
Vì sao nhiệt độ trong thành phố cao hơn ngoại ô?
Trong đại gia đình hệ Mặt trời có những thành viên chủ yếu nào?