Thế nào là sao siêu mới?

Theo những ghi chép trong sử Trung Quốc thì thời Bắc Tống người ta phát hiện một "vị khách" trên bầu trời, ban ngày cũng có thể nhìn thấy, sự kiện đó kéo dài 23 ngày. Qua nghiên cứu và chứng minh thì vị khách đó là một ngôi sao siêu mới bùng nổ một lần vào năm 1054. Nhà thiên văn nổi tiếng Aurther xác nhận, trong nhóm sao hình dạng con cua của chòm sao Kim Ngưu chính là những chất của ngôi sao siêu mới này bùng nổ bắn ra, gọi là di tích của sao siêu mới. Năm 1969 các nhà thiên văn căn cứ vào những tia α và tia bức xạ γ từ đám tinh vân này mà phát hiện ở trung tâm của nó có punxa, ngôi sao mạch xung chính là một thiên thể mật độ cao, tự quay với tốc độ cao - sao nơtron được dự đoán bằng lý luận. Những phát hiện này đã gây cho các nhà khoa học sự quan tâm đặc biệt.

Căn cứ lý luận diễn biến của hằng tinh, khi một hằng tinh diễn biến đến giai đoạn cuối cùng thì năng lượng hạt nhân ở tâm của nó đã tiêu hao hết, lúc đó hằng tinh sẽ phát sinh co ngót đặc lại suy sập và vì thế dẫn đến hằng tinh bùng nổ, bắn ra một lượng lớn vật chất, hình thành vỏ chất khí giãn nở ra bên ngoài với tốc độ cao. Sau khi co ngót, nó không thể phục hồi lại như ban đầu nữa mà trở thành một thiên thể đặc, khối lượng của hằng tinh thu lại rất nhỏ, tạo nên hố đen, thành sao nơtron hoặc sao lùn trắng.

Vì vậy sự bùng nổ của sao siêu mới năm 1054 hoàn toàn phù hợp với sự diễn biến của lý thuyết. Nó là toàn bộ quá trình một hằng tinh bị huỷ diệt cho đến nay quan sát được. Khi sao siêu mới bùng nổ thì độ sáng của hằng tinh tăng lên mấy chục triệu lần, thậm chí hàng trăm triệu lần.

Thoạt xem, sao siêu mới và sao mới có vẻ giống nhau, đều là do hằng tinh bùng nổ khiến cho thiên thể giãn nở làm tăng độ sáng. Chỉ có điều là sự bùng nổ của sao siêu mới so với sao mới mãnh liệt hơn, thiên thể giãn nở và độ sáng tăng lên nhiều hơn. Nhưng trên thực tế sao siêu mới hoàn toàn khác hẳn với sao mới, bởi vì sao mới bùng nổ một lần chỉ phóng ra 0,1% - 0,01% khối lượng của hằng tinh. Sự bùng nổ này đối với bản thân hằng tinh không gây ra ảnh hưởng lớn. Còn sao siêu mới bùng nổ thì phần lớn khối lượng của hằng tinh bắn ra hết. Sau khi bùng nổ nó không thể phục hồi trở lại như hằng tinh ban đầu nữa, mà trở thành một thiên thể đặc hoàn toàn khác với hằng tinh ban đầu. Do đó sao siêu mới bùng nổ là một quá trình quan trọng của hằng tinh chết đi.

Công trình thủy lợi Tam Hiệp, Trường Giang có gây ảnh hưởng cho môi trường không?

Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang địa thế rất hiểm trở. Hai bên bờ dốc núi dựng đứng, độ chênh từ đáy sông đến đỉnh núi là 700 – 800 m, chân...

Tại sao các kiến trúc có tính đàn hồi có thể chống ảnh hưởng của động đất?

Động đất là một tai hoạ thiên nhiên nghiêm trọng nhất đối với các thành phố hiện đại, nhà cao tầng chi chít, làm thế nào để cho các công trình kiến...

Vì sao khi máy bay bay trên không trung có vệt khói kéo dài?

Khi bay trên cao, có lúc sau đuôi máy bay hiện ra mấy vệt khói trắng giống như dải lụa nổi trên không trung, giữ mãi không tan. Hiện tượng này là vệt...

Có hay không có nghĩa địa thần bí của voi?

Hầu như tất cả các động vật có vú, sau khi chết đi, thi thể đều để ở đất hoang, nhưng trong rừng lại rất ít phát hiện thấy xác của voi. Con người khi...

Vì sao hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được vi khuẩn?

Trong cơ thể người bình thường, hệ thống miễn dịch rất hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và...

Tại sao động vật có thể trở thành "xưởng chế tạo thuốc" sống?

Xưởng chế tạo thuốc là nơi sản xuất dược phẩm, bãi chăn nuôi là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Dùng phương pháp gấp giấy đểtiến hành thí nghiệm như thế nào?

Trong thực tiễn sản xuất và sinh hoạt hằng ngày người ta hay gặp vấn đề “chọn lựa tối ưu”. Ví dụ trong phương pháp luyện thép, người ta có thể đưa...

Vì sao mua cổ phần đầu tư độ mạo hiểm thấp hơn mua cổ phiếu?

Từ khi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển, việc lưu thông tiền tệ trong nước không ngừng xáo động, tăng trưởng. Tầng lớp thị dân ở các thành...

Vì sao có thể làm mưa nhân tạo?

Để giảm thấp tai nạn hạn hán, tăng thêm thu hoạch mùa màng, người ta đã từng rắc chất xúc tác trong mây khiến nó thành mưa. Phương pháp này đã từng...