Tại sao trong tường gạch còn phải xây cột bằng bê tông cốt thép?

Trên công trường thi công xây dựng nhà ở, có thể thấy khi xây tường gạch, người ta thường để lại một rãnh vuông thẳng đứng, sau đó đặt lưới cốt thép vào, dựng cốp pha rồi đổ bê tông, trở thành một cột bê tông cốt thép. Tuy nhiên, trên loại cột này không có dầm rất lớn, sàn tầng nhà đặt trực tiếp lên tường, xem ra cột không chịu tải trọng nào. Kỳ thực, loại cột này có tên gọi là "cột cấu tạo". Nó thường được bố trí ở bốn góc của nhà ở và góc tường của phần nhô ra, cũng như ở chỗ tiếp giáp của các bức tường cách nhau một gian nhà. Chiều cao của nó bắt đầu từ móng lên đến mái nhà. Tác dụng của cột cấu tạo chỉ là để chống động đất, nên cũng được gọi là "cột chống động đất".

Vậy tại sao cột cấu tạo có thể chống được động đất? Nguyên do là tường gạch xây bằng từng viên, từng viên nhỏ, về mặt kiến trúc mà nói thì độ vững chắc toàn khối của nó không được khoẻ lắm, thêm cột vào sẽ làm tăng tính năng đó của tường, bù vào sự bất cập của tường gạch. Ở bên dưới các sàn tầng lầu cũng có một dầm bê tông cốt thép đặt nằm ngang, độ to nhỏ của nó cũng giống như cột cấu tạo. Bây giờ chúng ta có thể thử tưởng tượng xem, nếu dỡ bỏ tất cả các tường gạch, cái còn lại sẽ là các cột cấu tạo thẳng đứng và các dầm ngang, chúng hợp thành một cái "lồng" bê tông cốt thép to lớn, hết sức vững chắc, nếu chúng kết hợp chặt chẽ với tường, thì có thể chống động đất rất có hiệu quả.

Đương nhiên, ngoài kiến trúc nhà ở ra, bất cứ những bức tường nào chịu tải trọng mà xây dựng bằng gạch đá hoặc gạch bê tông, đều phải làm cột cấu tạo, như vậy mới thật là hết sức vững chắc.

Tại sao thuốc diệt cỏ lại phân biệt được cỏ tạp?

Cỏ tạp là đại nạn trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê, trong ngành sản xuất lương thực toàn thế giới, do hoa màu và cỏ tạp tranh nhau phân bón,...

Tại sao chim bồ câu có thể trở về chỗ cũ bằng từ trường?

Đưa chim bồ câu đến một nơi cách xa hàng nghìn mét, sau khi thả chim ra, nó sẽ bay về chỗ cũ một cách chính xác. Tại sao vậy?

Thế nào là tổn hại chung và bệnh hại chung?

Tổn hại chung là chỉ những trường hợp bị nước thải, khí thải, vật phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc vì những nguyên nhân khác làm cho môi trường...

Vì sao giấy gói hàng (giấy bao xi măng) lại bền như vậy?

Chắc các bạn thường thấy ở các công trường xây dựng người ta chất các bao xi măng thành đống. Xi măng được đóng bao kín trong những bao làm bằng giấy...

Tại sao những bông hoa sặc sỡ màu sắc thường không có mùi thơm, còn hoa thơm thì lại thường có màu trắng?

Màu sắc sặc sỡ của hoa là một nguyên nhân quan trọng khiến cho con người thích thưởng thức chúng.

Vì sao vết thương liền da thì sẽ cảm thấy ngứa?

Da của chúng ta phân thành m tầng, tầng biểu bì thấp nhất gọi là tầng sinh phát, sâu thêm một chút gọi là tầng da thật.

Vì sao phải bảo vệ biển?

Biển cả bao la chiếm 71% diện tích toàn cầu. Nó là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho đất liền.

Vì sao nhà máy xử lí nước thải có thể phát điện?

Người ta thường nghĩ giữa nhà máy xử lí nước thải và nhà máy phát điện không có mối liên quan gì với nhau. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học...

Bí mật sự hồi sinh của ve sầu

Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sẩu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong...