Tại sao thông tin trở thành căn cứ của quyết sách?

Vào cuối thu năm 1794, khi Napôlêông đưa quân vào Hà Lan, Hà Lan đã cho mở các cửa đập của các con sông để ngăn chặn bước tiến của đại quân Pháp do Thống chế Sác Pisgliu (thầy của Napôlêông) chỉ huy. Đang lúc đội quân của Pisgliu không cách nào tiến vào và chuẩn bị phải rút lui thì bỗng Pisgliu phát hiện ra những con nhện trên cành cây đang nhả hàng loạt tơ để chăng lưới. Đó là dự báo đợt khí lạnh sắp tràn xuống. Dựa vào hiện tượng này, Pisgliu liền ra lệnh ngừng rút quân và chuẩn bị tấn công. Chẳng bao lâu, đợt gió lạnh thổi tới, trong một đêm mặt sông đã đóng băng và quân Pháp đã dễ dàng vượt qua sông Wahl, đánh chiếm ngay thành Oatéclô.

Quyết sách này được đưa ra trên cơ sở những kiến thức quân sự, khoa học phong phú của Pisgliu. Mọi người đều biết, khi bầu trời dày đặc mây đen thì báo tin có thể sắp mưa, con nhện nhả tơ thì báo tin gió lạnh sắp thổi về, khí lạnh đến mặt sông sẽ đóng băng.

Quyết sách mà người ta thường nói tới chính là việc đưa ra quyết định. Quyết sách là hoạt động quan trọng trong xã hội loài người, liên quan tới mọi lĩnh vực của đời sống loài người. Việc chỉ huy quân sự, chẩn đoán điều trị, biên đạo kịch, cấu tứ sáng tác, điều hành giao thông, đổi mới kỹ thuật công nghệ, phát minh khoa học đều gắn liền với quyết sách. Quá trình quyết sách là quá trình thu thập thông tin, tư duy, suy lý và cuối cùng là đưa ra quyết định.

Ta dễ dàng nhận thấy thông tin là cơ sở và căn cứ của quyết sách, nếu không có khối lượng thông tin lớn thì không thể bước vào tư duy, suy lý để rồi đưa ra quyết sách.

Có người nói không có thông tin thì không có quyết sách, xem ra là có lí. Bởi lẽ không có thông tin làm chỗ dựa thì không thể đưa ra quyết sách khoa học - mọi quyết sách đúng đắn đều gắn liền việc thu thập thông tin, chỉnh lý, phân tích và nghiên cứu. Còn sự sai lầm của một quyết sách là kết quả của việc coi nhẹ thông tin và việc dự đoán sai về tương lai.

Thế nào là vật liệu siêu dẫn?

Vật liệu siêu dẫn là loại vật liệu có tính chất đặc biệt: Chúng có điện trở bằng không. Vào năm 1911, một nhà vật lý Hà Lan là Maoneis tìm thấy ở...

Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang...

Vì sao đề xướng dùng phương pháp sinh vật để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp?

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng quan trọng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời loài người cũng vì thế mà phải trả giá rất đắt.

Tại sao hoa lan bị cho rằng chỉ ra hoa không kết hạt?

Hoa lan từ xa xưa đã được coi là “thiên hạ đệ nhất hương”, ở Trung Quốc có lịch sử trồng trọt rất lâu đời. Có người nói chỉ nhìn thấy hoa lan ra hoa...

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Xỉa răng là thói quen không tốt. Răng của ta vốn sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng điền đầy.

Thế nào là "Công nghệ xanh"?

Ngày nay trên thế giới đang dấy lên “làn sóng xanh”. Danh từ “xanh” mọc ra khắp nơi như măng mọc sau cơn mưa xuân.

Tại sao hổ thích vẩy nước ướt chứ không thích ngâm mình trong nước?

Điều thú vị là hổ sau khi bắt mồi, nhất là lúc thời tiết nóng toàn thân ướt đẫm mồ hôi. Nó chạy đến chỗ có nước nhưng không nhảy ngay vào nước mà từ từ phủ phục xuống...

Tại sao nói hoa cúc là một chùm hoa chứ không phải là một đóa hoa?

Hoa cúc là một loài thực vật nuôi trồng từ lâu đời, nó vừa có giá trị thưởng thức, vừa có thể làm thuốc, còn có thể cho vào chè, có giá trị kinh tế...

Cây làm thế nào để trải qua mùa đông giá lạnh?

Trong thiên nhiên có rất nhiều hiện tượng thu hút sự chú ý quan tâm của con người. Ví dụ như cùng một loài cây phát triển trên mặt đất, có cây chịu...