Vì sao có bệnh "cận thị giả"?

Con mắt bình thường khi nhìn xa không cần điều tiết, khi nhìn gần mới cần điều tiết.

Mắt cận thị có thể chia thành hai loại:

- Cận thị thật, còn gọi là cận thị trục: Xảy ra do độ dài phía trước và phía sau của nhãn cầu (còn gọi

là đường kính trước, sau) vượt quá độ dài bình thường 24 mm.

- Cận thị giả, còn gọi là cận thị có tính công năng: Xảy ra do thói quen sử dụng mắt không đúng quy tắc. Ví dụ đọc sách lâu, đọc hay viết dưới ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu, cự li sách và mắt quá gần, vừa đi đường vừa đọc sách, đọc khi đi tàu xe, tư thế ngồi đọc và viết không đúng... khiến cho cơ mắt ở trạng thái điều tiết quá căng thẳng.

Thủy tinh thể trong mắt giống như một thấu kính lồi, ta thường bắt nó lồi về phía trước tối đa để thích ứng với nhu cầu. Cơ mắt giống như dây chằng, nếu thường xuyên ở trạng thái kéo căng, nó sẽ dần mất đi tác dụng đàn hồi. Cơ mắt vì phải điều tiết căng thẳng nên sinh ra mệt mỏi, thậm chí co giật, dẫn đến giảm thị lực, sinh ra cận thị.

Để tránh bệnh "cận thị giả", cần kịp thời uốn nắn thói quen dùng mắt không hợp lý, nhờ bác sỹ nhãn khoa chỉ ra những phương pháp điều trị thích hợp để xóa bỏ tình trạng căng thẳng của cơ mắt, khiến cho thị lực được cải thiện và trở lại bình thường. Sự xử lý này cần được tiến hành kịp thời. Nếu để lâu, phần trong của mắt và nhãn cầu sẽ biến đổi, biến thành "cận thị thật".

Tại sao khi ếch ăn mồi lại chớp mắt?

Ếch là vệ sĩ trong vườn, nó bắt các loại côn trùng để ăn và bảo vệ cho cây trồng được phát triển. Động tác bắt mồi của ếch có một điểm rất lạ là mỗi lần nuốt mồi, ít nhất ếch phải chớp mắt một lần.

Vì sao có kim loại lại có khả năng ghi nhớ?

Người và động vật đều có khả năng ghi nhớ nhất định, liệu với các kim loại vô tri, vô giác lại có khả năng ghi nhớ không?

Tại sao trong quân đội Mỹ không có quân hàm nguyên soái?

Trong quân đội Mỹ, quân hàm cao nhất là đại tướng năm sao chứ không có quân hàm nguyên soái. Trong cuộc Chiến tranh Thế giới II, một số tướng lĩnh có...

Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng?

Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng.

Xa lộ thông tin bị tắc nghẽn thì sao?

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của người sử dụng mạng và lượng tin trên mạng Internet ngày càng trở nên quá tải. Hiện tượng "tắc xe" trên xa lộ thông...

Đá hồng ngọc được hình thành như thế nào?

Chắc bạn từng thấy: khi máu gà nhỏ giọt vào rượu hoặc trên phiến gạch trắng sẽ hình thành hình vết loang rất đẹp.

Tại sao cánh máy bay cao tốc ngày càng ngắn?

Bạn đã có lần nào chú ý đến cánh máy bay chưa? Đi đôi với sự tăng tốc độ bay, cánh máy bay ngày càng ngắn lại so với thân máy bay. Ví dụ như, một máy...

Tại sao có thể rút tiền và chi tiêu ở nơi khác bằng thẻ tín dụng?

Cái gọi là: Rút tiền nơi khác mà chi tiêu mua hàng tức là: giả sử thành phố A, B, C đều phát hành card Mẫu đơn của Ngân hàng Công thương Trung Quốc,...

Kì lân là động vật gì?

Trên một số tranh bình phong dân gian hoặc điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy một loài thú rất hiếm lạ kì quái: hình dáng giống hươu, toàn thân được phủ vảy giáp, miệng màu đỏ, hàm dưới có râu dài, thân rực sáng như lửa...