Mùa hè vì sao thường có mưa giông?

Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang, bầu trời giống như nổi cơn giận dữ. Nhưng một lúc sau tiếng sấm qua đi, mây đen tan hết, trời xanh, mây rảnh, yên tĩnh và đẹp đẽ khác thường, không khí vô cùng tươi mát. Đó chính là những trận mưa giông, một hiện tượng thời tiết thường gặp trong mùa hè.

Mưa giông là vì mùa hè khí trời nắng gắt, trong không khí xuất hiện những dòng đối lưu cục bộ mạnh, khiến cho không khí nóng và ẩm ướt bốc lên rất mạnh, tạo thành những đám mây tích mưa.

Mùa hè trong không khí có rất nhiều hơi nước. Khi mặt đất bị ánh nắng Mặt Trời đốt nóng dữ dội, sau đó nhiệt độ tăng cao, không khí bốc lên nhanh. Hơi nước bị luồng không khí đẩy lên cao đến 1 - 2 km sẽ hình thành những đám mây lớn. Khi đó ta thường nhìn thấy từng lớp mây cuồn cuộn như lớp bông bay trên không trung, đó chính là những cuộn mây, tiền thân của mây tích mưa. Không khí tiếp tục bốc lên cao khiến cho những đụn mây này không ngừng dày thêm và lớn dần, biến thành đám mây dày đặc. Lúc đó nếu gặp những điều kiện thích hợp thì độ đậm đặc của mây liên tục phát triển, bay lên tầm cao 7 - 10 km hình thành những đám mây tích mưa. Ở độ cao này, vì tầng không khí ổn định hoặc gặp khi không đủ sức phát triển bay cao hơn nữa thì trên đỉnh đám mây sẽ phát triển ra bốn phía. Trước khi xảy ra mưa giông, ta thường thấy những đám mây đen trên bầu trời dày dần và phát triển rất nhanh, chỉ một chốc sau rải khắp bầu trời.

Vì trong lớp mây tích mưa dày hàng nghìn mét này, tàng trữ một lượng lớn hơi nước, những giọt mưa nhỏ và tinh thể băng, trong đó những giọt nước nhỏ và tinh thể băng phát triển to dần lên cùng những đám mây. Khi dòng khí bốc lên không đủ sức nâng đỡ chúng nữa thì mưa sẽ rơi xuống. Rơi qua những đám mây nhiệt độ tương đối cao, những giọt nước lớn trong đó sẽ hình thành giọt mưa, những tinh thể băng lớn sẽ biến thành băng tuyết, sau đó tan ra biến thành mưa giông.

Vì nhiệt đối lưu của những đám mây mưa rất mạnh, cho nên mùa hè mới dễ xảy ra những trận mưa giông. Cũng vì nhiệt lượng đối lưu làm nhiễu động dữ dội các đám tích mây mưa cho nên thường phát sinh hiện tượng chớp giật. Hơn nữa vì luồng khí đối lưu lúc mạnh, lúc yếu, cho nên khi một đám mây tích mưa đi qua, đám mây khác lại kéo đến gây ra những trận mưa lúc to lúc nhỏ, do đó có tên gọi là mưa giông.

Trong đất liền sau buổi trưa nhiệt độ không khí cao nhất. Lúc đó không khí vận động đi lên rất mạnh, cho nên mưa giông thường phát sinh vào thời gian sau chính trưa hoặc chập tối.

Còn trên biển, vì nhiệt dung nước biển lớn cũng như nhiệt lượng Mặt Trời mà nước biển hấp thu được có thể truyền xuống lớp nước sâu hơn, cho nên ban ngày nhiệt độ lớp không khí gần với mặt nước không cao, cả tầng không khí vô cùng ổn định, không dễ sản sinh những cơn mưa giông do khí đối lưu gây nên. Đêm đến lớp không khí ở tầng trên lạnh dần, còn lớp không khí sát mặt nước do ảnh hưởng nhiệt độ của nước nên nhiệt độ cao hơn không khí lớp trên, do đó không khí trở nên không ổn định, phát sinh đối lưu, hình thành những trận mưa giông. Vì vậy có thể thấy trong lục địa mưa giông phần nhiều vào ban ngày, trên mặt biển mưa giông phần nhiều vào ban đêm.

Vì sao càng lên cao, không khí càng loãng?

Chắc các bạn đã từng xem bộ phim vận động viên leo núi Trung Quốc leo lên ngọn Everest (Chômô-lungma). Vận động viên mặc quần áo rất dày, đội mũ chống...

Vì sao Thượng Hải phải cắt dòng nước, hợp lưu để thải?

Thượng Hải là một thành phố đặc biệt ở vùng duyên hải phía đông Trung Quốc. Mục đích phát triển của nó là trở thành trung tâm kinh tế, tiền tệ, mậu...

Vì sao nói núi Hymalaya từ đáy biển xa xưa dựng lên?

Nói núi Hymalaya xa xưa vốn từ biển mọc lên xem ra rất đáng nghi ngờ. Dãy núi được mệnh danh là mái nhà uy nghi của thế giới, đỉnh núi chất đầy băng...

Vì sao Thượng Hải liền sông kề biển cũng thiếu nước?

Thượng Hải nhờ nước mà sinh ra, nhờ nước mà hưng thịnh, hầu như không có nguy cơ thiếu nước. Nhưng ngày nay, thành phố khổng lồ này ngày càng bị vấn...

Vì sao cơ thể người không thể thiếu men, enzim?

Mời các bạn tiến hành một thí nghiệm lý thú sau đây. Cho một hai giọt cồn iot vào một bát nước cháo, lập tức trong bát cháo sẽ xuất hiện màu lam, đó...

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Ban ngày các ngôi sao trốn đi đâu vậy?

Nhắc đến các vì sao, người ta thường liên tưởng đến ban đêm. Các vì sao nhấp nháy chỉ ban đêm mới có.

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?

Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn...

Trong cơ thể có "dầu bôi trơn" không?

Trong nhà máy, máy móc thường phải cho dầu bôi trơn để giảm nhẹ ma sát khi vận hành. Thực ra, cơ thể người cũng là "một bộ máy lớn".