Đêm tối mịt, nếu đi bộ ở chỗ trống, người ta thường hay lạc đường. Điều thú vị là phương thức lạc đường đại thể rất giống nhau: trong phạm vi nhất định, họ thường quay vòng trở về chỗ cũ. Dân gian thường gọi hiện tượng này là "quỷ đưa đường".
Vì sao lại xuất hiện hiện tượng như thế? Từ những năm 50 của thế kỷ 20, nhà sinh vật học Nauy Jathơpoke đã quyết tâm làm sáng tỏ câu hỏi này. Trong hơn 30 năm, ông đã đi khắp các nước Ai Cập, Trung Quốc, Ân Độ, Mianma, các nước châu Âu, châu Mỹ, phỏng vấn khắp những người đi nhiều biết rộng và tiến hành thực nghiệm nghiên cứu. Cuối cùng, Yathơpoke đã tìm thấy câu trả lời có tính khoa học.
Nguyên là khi đi bộ, ta thường chú ý đến chân của mình, để cho thân thể đi theo đường thẳng. Ở đây, vai trò quyết định không phải là đôi chân mà là đại não và con mắt. Nhưng ở đa số người, mức độ phát triển của bắp chân trái và phải có khác nhau, bắp chân phải thường phát triển dài hơn chân trái. Ví dụ, ở nam giới, một bước của chân phải dài khoảng 66 cm, còn một bước chân trái chỉ khoảng 40 - 51 cm, tức là bước đi của chân phải luôn luôn bằng 3/2 bước đi chân trái. Nếu người này đi 10 bước (tức là mỗi chân đi 5 bước) thì chân phải đã đi được 3,3 m còn chân trái chỉ đi được 2,2 m. Khi đại não và con mắt chỉ huy, người đi bộ sẽ biết tự điều chỉnh, ví dụ thân hướng về bên phải một ít thì mũi chân sẽ lệch về bên phải một ít, hoặc là cố ý ra lệnh chân phải bước dài hơn.
Nhưng trong đêm tối, đại não và con mắt không phát huy được tác dụng, cho nên mỗi lần đi một bước thì thân thể lại lệch trái một ít. Cuối cùng, đường đi của người này trở thành hai vòng tròn hoàn chỉnh. Vòng tròn ngoài là quỹ tích chân phải, vòng tròn trong là quỹ tích chân trái.