Viêm ruột thừa có phải do hay ăn cơm cháy gây ra không?

Trước kia, người ta thường gọi viêm ruột thừa là viêm mãng tràng, cho rằng nó phát sinh là do ăn cơm cháy, hạt cơm rơi vào mãng tràng. Thực ra điều này không đúng.

Trên thực tế, ruột thừa là một đoạn nhỏ giống như con giun, nằm bên ngoài mãng tràng. Nó dễ viêm không phải do hay ăn cơm cháy mà chủ yếu là nó rất nhỏ, dễ bị sỏi hoặc trứng ký sinh trùng làm tắc. Hơn nữa, ruột thừa nhỏ và dài nên khi di động dễ bị xoắn. Ngoài ra, các động mạch của ruột thừa đều là phần cuối, không có nhánh tuần hoàn. Nếu đoạn ruột thừa nối với mãng tràng bị tắc thì những chất nội tiết trong niêm mạc ruột thừa sẽ không đào thải ra được, áp lực trong ruột thừa sẽ tăng cao, khiến cho máu chảy trong thành ruột thừa không tuần hoàn được. Nếu bộ phận này không được nuôi dưỡng tốt, các vi khuẩn gây bệnh trong ruột sẽ nhân cơ hội xâm nhập, gây viễm nhiễm.

Triệu chứng chủ yếu của viêm ruột thừa là đau bụng. Ban đầu thường đau ở phần bụng hoặc chung quanh rốn, rất giống đau dạ dày. Mấy giờ sau, vùng đau chuyển dần sang bên phải bụng dưới. 70 -80% bệnh nhân đều có chứng đau điển hình này. Đau nặng hay nhẹ chủ yếu do mức độ viêm quyết định.

Ngoài đau bụng, người bị viêm ruột thừa còn hay kèm theo nôn. Nếu bụng mềm, phía phải bụng dưới (vị trí ruột thừa) bị đau khi ấn vào ấn thì đau, thân nhiệt không cao chứng tỏ chứng viêm còn nhẹ. Nếu viêm nặng, đã có mủ, hoại tử, hoặc đã thủng thì bệnh nhân đau bụng rất dữ dội, phạm vi sờ đau cũng mở rộng, kèm theo sốt cao, khi ấn bụng thì cơ bụng căng cứng, hoặc phía bên phải bụng dưới có cục cứng.

Dù viêm nặng hay nhẹ, một khi đã phát hiện viêm ruột thừa, bệnh nhân phải đến ngay bệnh viện để điều trị.

Vì sao khi dọn đến nhà mới thường bị váng đầu, hoa mắt?

Bước vào một căn phòng mới, trang hoàng đẹp thường cảm thấy có mùi vị khác thường. Vậy mùi vị này từ đâu đến? Nguyên nhân là chúng được phát ra từ các...

Tại sao Greenland là hòn đảo khổng lồ?

Xét về địa lý, điểm khác nhau duy nhất giữa đảo và lục địa là kích thước. Lục địa nhỏ nhất Australia, có tổng diện tích khoảng 7,6 triệu km2, vẫn rộng...

Vì sao Trái Đất lại có nhiều nham thạch đến thế?

Trên Trái Đất khắp nơi đều có đá. Có một số vùng bề mặt là bùn cát, nhưng phía dưới là đá.

Câu nói "người khỏe mọc tóc, người yếu mọc móng tay" có cơ sở khoa học không?

Người ta dù khỏe hay yếu thì tóc và móng tay vẫn không ngừng sinh trưởng. Tóc có tuổi thọ trung bình 2-6 năm, lâu nhất có thể đạt 25 năm.

Thái dương hệ có láng giềng mới?

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một nhóm hành tinh giống Trái đất đang quay theo một quỹ đạo quanh một ngôi sao gẩn kề tên là Vega. Chúng phải mất...

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...

Vì sao tại nước Anh lại nổ ra cuộc chiến tranh Hoa hồng?

Vào tháng 8 năm 1453, ở Luân Đôn nước Anh, bỗng lan truyền một tin giật gân: Quốc vương Hen-ri VI bị bệnh tâm thẩn.

Vì sao có loại gốm đập không bị vỡ?

Gốm có nhiều ưu điểm như ít bị nhiễm bẩn, khó bị mài mòn, không bị gỉ. Nhưng gốm thường có nhược điểm là dễ bị vỡ.

Vì sao bà con gần không thể lấy nhau?

Tác phẩm văn học nổi tiếng "Hồng Lâu Mộng" miêu tả tỉ mỉ mối tình giữa Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Câu chuyện làm xúc động lòng...