Vì sao không nên đứng lâu ở những ngã tư giao thông tấp nập?

Các ngã tư thành phố xe cộ qua lại nhộn nhịp, người thưa thớt, do đó thường hấp dẫn những người đi bộ dừng lại ở đây, có người còn mang theo cả trẻ con để xem cảnh đường phố. Trên thực tế ở các ngã tư giao thông nhộn nhịp là khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ô tô khi đến ngã tư thường giảm tốc độ để tránh người qua lại hoặc xe qua chỗ ngoặt. Có lúc vì gặp đèn đỏ hoặc những tình huống khẩn cấp khác mà buộc phải phanh xe, sau đó mới khởi động tăng tốc. Quá trình này tuy đơn giản, ngắn ngủi nhưng lại sản sinh ra nhiều chất có hại. Ví dụ khi phanh ô tô, bánh xe và mặt đường ma sát mạnh, sản sinh ra bụi đá. Thở phải bụi này lâu dài sẽ gây nên các bệnh về phổi và bệnh viêm đường hô hấp, khí quản, phế quản. Khi xe khởi động hoặc phanh vì xăng cháy không hoàn toàn nên sẽ thải ra hơn 30 loại khí cacbuahiđro thơm, trong đó có 9 loại khí là chất gây khối u. Ngoài ra còn có những thành phần khí khác có hại trong khí thải ô tô, như khí sunfurơ, nitơric, khí CO, chì, v.v.. Sau khi hít vào cơ thể những chất khí đó sẽ xuất hiện những phản ứng có hại. Hít phải lâu dài không khí ô nhiễm chì sẽ bị ngộ độc chì. Trẻ em vì nhạy cảm với khí thải ô tô cho nên càng dễ bị ngộ độc. Nếu hít phải chì của khí thải thời gian dài sẽ xuất hiện các chứng bệnh như viêm thận, đau mắt, thiếu máu, v.v.. Một số nước phương Tây gọi đây là loại “bệnh giao thông trẻ em”.

Ngã tư đường phố cũng là nơi tiếng ồn rất mạnh. Tiếng ồn không những có hại cho thính lực mà còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và hệ tim mạch.

Môi trường ngã tư đường phố ô nhiễm nghiêm trọng, do đó không nên đứng lâu ở đấy.

Từ khoá: Khí thải ô tô; Bụi đá; Chì.

Tại sao không có đất cũng có thể trồng được rau?

Tục ngữ nói: “vạn vật thổ trung sinh” có nghĩa là mọi thứ trên thế giới đều nhờ vào đất đai, mới có thể sinh trưởng, cái ăn, cái mặc hàng ngày không...

Tại sao khi xây dựng những toà nhà cao to cần phải đóng cọc thật sâu?

Trên công trường xây dựng, chúng ta thường thấy những máy đóng cọc rất cao dùng búa hơi bằng sắt rất nặng "thình thịch, thình thịch" đóng các cọc bê...

Vì sao chuột chũi sợ ánh Mặt trời?

Chuột chũi là loài vật ăn côn trùng sống trong đất. Chúng thường đào hang trong lớp đất tơi xốp, ẩm ướt và đẻ con ở đó.

Tại sao phải nghiên cứu xây dựng "nhà ở không hoá học"?

Nhà ở là nơi con người chủ yếu sinh sống, làm việc và học tập. Theo thống kê, con người dành khoảng 90% thời gian sinh hoạt ở trong nhà.

Vì sao khi đo góc và đo thời gian lại dùng đơn vị đo theo hệ cơ số 60?

Đơn vị đo thời gian là giờ, đơn vị đo góc là độ, nhìn bề ngoài chúng không hề có mối liên quan gì với nhau. Thế tại sao chúng lại được chia thành các...

Truyền hình số là gì?

Truyền hình số là một phương thức phát truyền hình mới mẻ. Đồng thời với chương trình truyền hình mà đài truyền hình phát ra bình thường, nó áp dụng...

Âm lịch và dương lịch ra đời như thế nào?

Các nước, các dân tộc trên thế giới dùng rất nhiều loại lịch, nhưng chủ yếu có thể quy về 3 loại: Dương lịch, âm lịch, âm dương lịch. Nông lịch mà...

Tại sao khẩu độ của dầm càng lớn thì dầm phải càng dày?

Một vật kiến trúc cũng như thân thể con người, phải nhờ vào bộ khung xương mới có thể đứng lên được, bộ khung xương của vật kiến trúc gọi là "kết...

Vì sao ta cần tìm phép toán nhiều số hạng?

Thông thường khi nói đến phép toán là nói đến phương pháp giải toán. Khi cần giải một bài toán có thể dùng nhiều loại phép toán khác nhau.