Múi giờ trên thế giới được phân chia như thế nào?

Ta thường lấy vị trí Mặt Trời đi qua trên bầu trời làm tiêu chuẩn để tính thời gian. Mỗi lần Mặt Trời đi qua đường tý - ngọ trên trời là 12 h trưa của vùng đó. Vì Trái Đất tự quay nên thời điểm những vùng khác nhau trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời đi qua đường tý - ngọ trên trời khác nhau. Do đó các vùng căn cứ phương vị của Mặt Trời để xác định thời gian không giống nhau. Khi London nước Anh 12 giờ trưa thì Bắc Kinh là 7 giờ 45 phút chiều, Thượng Hải là 8 giờ 06 phút tối.

Trong điều kiện khoa học phát triển như ngày nay, điều đó rất không thuận tiện cho sử dụng. Để thuận tiện người ta chia toàn cầu thành 24 múi giờ. Mỗi múi giờ gồm 15 kinh độ. Vị trí đài thiên văn Greenwich của Anh có múi giờ là 0, bao gồm 7,5o kinh tuyến tây đến 7,5o kinh tuyến đông. Dân cư trong vùng này đều thống nhất dùng thời gian theo đài thiên văn Greenwich. Phía đông múi giờ 0 là múi giờ thứ nhất, gọi là múi đông 1, từ 7,5 đến 22,5 độ kinh đông, là múi giờ tiêu chuẩn của 15 độ kinh đông. Đi tiếp về phía đông thuận theo thứ tự là múi đông 2, múi đông 3... mãi đến múi đông 12. Mỗi lần vượt qua một múi thời gian chênh nhau đúng một giờ. Thời gian trong khu vực cùng một múi giờ chênh lệch với thời gian căn cứ theo Mặt Trời để định ra không nhiều (không vượt quá nửa giờ). Tương tự, múi giờ ở phía tây cũng thuận theo múi tây 1, múi tây 2, múi tây 3... mãi đến múi tây 12 (múi tây 12 chính là múi đông 12). Dân cư trên toàn thế giới nằm trong 24 múi giờ, thời gian của múi giờ thống nhất với nhau gọi là giờ địa phương. Giữa 2 múi giờ chỉ khác nhau 1 giờ, còn phút và giây thì giống nhau. Như vậy sử dụng rất thuận lợi.

Trung Quốc ở phía đông đài thiên văn Greenwich nên thời gian tiêu chuẩn sử dụng theo 120o kinh đông, thuộc về múi đông 8. Hàng ngày đài phát thanh Bắc Kinh báo giờ chính là giờ tiêu chuẩn của múi đông 8. Trong phân chia múi giờ có lúc không hoàn toàn căn cứ theo giới hạn kinh độ mà phải chiếu cố đến đường biên giới đất nước địa hình, sông ngòi và các đảo, điều đó do mỗi nước căn cứ nguyên tắc sử dụng thuận tiện của nước mình để quy định.

Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư?

Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.

Làm thế nào để biết một hòn đá là thiên thạch?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu....

Vì sao khi ăn cần phải nhai kỹ, nuốt chậm?

Ăn là để hấp thụ các chất dinh dưỡng, duy trì sự sống. Thức ăn vào miệng trước hết phải được răng nhai kỹ, nghiền nát, sau đó mới được nuốt xuống dạ...

Cách so sánh để lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng có lợi nhất cho người gửi?

Để hấp dẫn người gửi tiết kiệm, ngân hàng đặt ra các hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng. Làm thế nào để xác định được hình thức gửi tiết kiệm có...

Tại sao loại xe taxi có dung tích xi lạnh nhỏ sẽ bị đào thải?

Nhiều năm lại đây, ở nhiều thành phố của Trung Quốc, loại xe Hạ Lợi do Thiên Tân sản xuất với loại hình tương đối nhỏ, giá cả phải chăng đã chiếm phần...

Sao chổi Halley được phát hiện như thế nào?

Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như...

Vì sao phải đưa khái niệm “đại lượng thay đổi” vào toán học?

Cũng như nhiều khoa học tự nhiên khác, toán học được sinh ra do nhu cầu thực tiễn của cuộc sống loài người. Vào thế kỉ XVI trở về trước, đại đa số các...

Vì sao lại nung luyện được các đồ gốm sứ có nhiều màu rực rỡ?

Trên bát đĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như thủy tinh, đó là men gốm sứ. Trên lớp men sứ thường có các hoạ tiết, hoa văn rất...

Vì sao mấy chục năm trước đã có thể dự đoán có những trận hạn và lụt đặc biệt?

Hai kỹ sư cao cấp Sở khí tượng Thượng Hải năm 1965 đã viết bài "Nghiên cứu về xu thế diễn biến tình hình hạn và lụt mùa hè khu vực Hạ lưu Trường...