Vì sao có thể dự đoán thời tiết qua hình dạng Mặt trăng?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ nói về thời tiết là dựa vào hình dạng Mặt trăng để dự báo sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như “không sợ mồng một âm u, thì sợ mồng hai mồng ba mưa xuống; không sợ mười lăm, mười sáu âm u, thì sợ mười bảy mười tám mưa rơi”, “Trước xem mồng hai mồng ba, sau xem mười bảy mười tám”. Câu ngạn ngữ thứ nhất vào ngày mồng một và mười lăm mười sáu âm lịch mà trời âm u một chút cũng không đáng sợ, nhưng nếu ngày mồng hai mồng ba hoặc mười bảy mười tám mà có mưa rơi thì mấy ngày kế tiếp sau đó mưa có thể càng to và kéo dài hơn. Câu ngạn ngữ thứ hai có nghĩa là sự thay đổi thời tiết của nửa tháng đẩu chủ yếu nên theo dõi thời tiết ngày mồng hai mồng ba, sự thay đổi thời tiết của nửa tháng sau chủ yếu nên theo dõi thời tiết ngày mười bảy mười tám. Kỳ thực thì ý nghĩa của hai câu ngạn ngữ về thời tiết này cũng tương tự nhau. Hay như vùng lưu vực sông Trường Giang Trung Quốc có câu: “Bán bức Nga Mi nguyệt (chỉ ánh trăng ngày âm lịch đẩu tháng), việt tà tà bất lạc, việt đoạn đoạn bất trụ”, “minh nguyệt chiếu thấp địa, bất lạc chân hi kì”, đều là những câu ngạn ngữ về thời tiết có liên quan tới hình dạng trăng. Muốn giải đáp vì sao có thể dựa vào hình dạng trăng để dự báo thời tiết, đẩu tiên phải hiểu hình dạng trăng là gì?

Hình dạng trăng chính là sự thay đổi tròn khuyết của Mặt trăng. Trong một tháng âm lịch, vị trí của Mặt trăng Mặt trời và Trái đất đều thay đổi. Vào lúc Mặt trăng ở vào vị trí chính giữa Mặt trời và Trái đất, từ Trái đất không thể nhìn thấy sự phản chiếu tia sáng Mặt trời của Mặt trời, do đó lúc này ta nhìn thấy Mặt trăng có màu đen, ngày hôm đó chính là mồng một âm lịch, trong thiên văn học gọi là Sóc. Vào lúc Mặt trời và Mặt trăng ở hai nửa Trái đất và cùng với Trái đất tạo thành một đường thẳng, lúc này nhìn tử Trái đất thấy Mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, ngày đó được gọi là Vọng, chính là ngày mười lăm, mười sáu âm lịch. Lúc Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất tạo thành góc vuông 90 độ, nhìn từ Trái đất thấy nửa bên phải sáng, ngày hôm đó gọi là Thượng huyền, chính là mồng tám hoặc mồng chín âm lịch. Lúc Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất tạo thành góc 270 độ, nhìn từ Trái đất thấy Mặt trăng sáng nửa bên trái, ngày hôm đó gọi là Hạ huyền, chính là hai hai hoặc hai ba âm lịch. Do đó chu kỳ biến đổi tròn khuyết của Mặt trăng (tức là chu kỳ dạng trăng) chính là một tháng âm lịch, lại cũng đúng là một tháng sóc vọng trong thiên văn học. Chúng ta biết rằng Mặt trời và Mặt trăng có lực dẫn triều đối với Trái đất, có thể làm cho nước biển dâng lên hạ xuống, cũng có thể khiến lớp vỏ Trái đất chuyển động lên xuống. Đó chính là thuỷ triều và triều đặc. Trước đây nhiều người tưởng rằng ảnh hưởng của lực dẫn triều đối với khí quyển không lớn. Nhưng gẩn 20 năm trở lại đây, các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu và phát hiện ra rằng lực dẫn triều của Mặt trăng và Mặt trời có tác động rất lớn tới sự vận động của khí quyển và sự thay đổi thời tiết, đặc biệt những thay đổi thời tiết đột ngột và những phát sinh nguy hại của thời tiết thường có liên quan tới sự thay đổi của lực dẫn triều. Trong một tháng âm lịch, ngày Sóc và ngày Vọng là lúc lực dẫn triều của Mặt trăng và Mặt trời hợp lại ở mức cao nhất, sau đó hợp lực của lực dẫn triều dẩn dẩn giảm đi. Nếu vào mồng một âm lịch (Sóc) và mười lăm mười sáu âm lịch (Vọng) thời tiết không chuyển từ sáng sủa sang âm u, thì vào mồng hai mồng ba âm lịch hoặc mười bảy mười tám âm lịch thời tiết sẽ chuyển xấu, cho thấy rằng lực dẫn triều có thể có những thay đổi khác thường, hoặc có thể có quá trình thời tiết khá lớn ảnh hưởng tới nơi đó, báo trước rằng trong khoảng thời gian sắp tới thời tiết có thể sẽ tiếp tục xấu đi, phải đề phòng trước sự chuyển biến xấu của thời tiết. Đó chính là ý nghĩa của câu “không sợ mồng một âm u thì sợ mồng hai mồng ba mưa xuống”.

Dựa vào dạng trăng để dự báo thời tiết là có cơ sở khoa học nhất định. Như ngày nay các nhà khí tượng đã về cơ bản làm rõ được ảnh hưởng cụ thể của lực dẫn triều đối với thời tiết, đồng thời có thể trực tiếp dựa vào sự thay đổi của lực dẫn triều, kết hợp với những biến đổi của tình hình thời tiết như áp suất cao, áp suất thấp để dự đoán sự thay đổi của thời tiết sắp tới.

Vì sao có thể tính nhanh bình phương của một số hai chữ số có chữ số cuối là 5?

Bạn có thể không cần dùng bút tính nhanh bình phương của một số hai chữ số có chữ số cuối là 5, ví dụ 35 được không?

Vì sao nuôi thú cảnh dễ bị mắc bệnh?

Năm 1989, phu nhân Tổng thống Mỹ Busơ đã mắc chứng bệnh chức năng tuyến giáp trạng tăng lên. Trước đó 2 năm, Busơ cũng đã mắc loại bệnh tương tự.

Mùa đông khi có gió tây bắc vì sao thời tiết dễ trong sáng?

Mùa đông miền Đông Nam Trung Quốc có gió tây bắc đến từ các vùng Xibêri của Nga và Mông Cổ. Ở những vùng đó mùa đông vô cùng lạnh giá.

Tại sao cánh cửa thường được gắn mắt mèo?

Hiện nay, người ta thường gắn thiết bị bảo vệ an toàn được gọi là "mắt mèo" lên trên cánh cửa ra vào. Bạn có biết tác dụng của "mắt mèo" không? Nguyên lí hoạt động của "mắt mèo" là gì vậy?

Vì sao trước và sau nhà cần trồng thảm cỏ?

Cây xanh trước và sau nhà ở rất có lợi, điều đó các gia đình ở thành phố đều biết rõ. Nhưng các thảm cỏ trước và sau nhà có lợi như thế nào? Có lẽ mọi...

Vì sao bút máy có thể tự chảy mực ra?

Khi bạn dùng bút máy viết chữ trên giấy, lập tức xuất  hiện nét chữ bằng mực. Hẳn bạn đã từng băn khoăn: vì sao khi bạn viết, mực trong bút máy lại liên tục chảy ra; còn khi bạn ngừng viết, mực lại không chảy ra nữa?

Vì sao kim cương lại đặc biệt cứng như vậy?

Chắc các bạn không hề nghĩ rằng giữa kim cương sáng lấp lánh và than chì đen thui thủi lại là anh em họ hàng, đều là cacbon tinh khiết, tồn tại trong...

Vì sao không thể tùy tiện khai hoang hoặc lấn hồ thành ruộng?

Việc khai hoang, lấn hồ làm ruộng là để mở rộng thêm diện tích canh tác, trồng thêm lương thực, nâng cao sản lượng nông sản. Nhưng nếu không nghiên...

Tại sao nhiều người uống rượu bị đỏ mặt?

Uống rượu đỏ mặt có thể xảy ra ở bất cứ ai, song các nghiên cứu đã chỉ ra người châu Á thường bị đỏ mặt nhiều hơn.