Vì sao phải chớp mắt?

Mỗi người chúng ta, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, trừ khi ngủ, còn hầu như từng phút đều chớp mắt. Người bình thường một phút chớp mắt khoảng 10 lần, mỗi lần 0,2-0,4 giây.

Đừng cho rằng chớp mắt là việc nhỏ không đáng chú ý. Nó là phản xạ thần kinh mà chỉ động vật cao cấp mới có, là sự phát triển hoàn thiện nhất của con người. Phản xạ này giúp bôi trơn nhằm bảo vệ mắt. Nhiều người tưởng rằng chỉ khi khóc hoặc bị bụi rơi vào thì nước mắt mới chảy ra. Trên thực tế, nước mắt không ngừng được tiết ra, được đưa vào kết mạc, chảy ra trên nhãn cầu, tập trung ở khóe mắt, cuối cùng thông qua ống nước mắt và mũi đi vào khoang mũi. Việc chớp mắt khiến cho nước mắt được bôi đồng đều trên giác mạc và kết mạc phía trước nhãn cầu, bảo đảm cho mắt nhuận ướt. Nếu không có nước mắt, giác mạc sẽ khô, đục và không trong suốt nữa. Phần trước của mắt lộ ra trong không khí, bụi bặm, khói và vi khuẩn dễ xâm nhập. Nước mắt có tác dụng rửa trôi bụi, giúp bề mặt nhãn cầu sạch sẽ. Men hòa tan vi khuẩn trong nước mắt còn có thể khống chế vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, chớp mắt còn là sự điều tiết hoạt động của võng mạc và các cơ bên ngoài mắt. Võng mạc là tổ chức thần kinh ở vách trong nhãn cầu, có thể cảm thụ sự kích thích của ánh sáng và phát ra những xung động thần kinh. Nhãn cầu nhờ sự co rút của mi mắt mà phát sinh chuyển động. Nếu chúng ta mở mắt mãi không chớp, võng mạc và các cơ ngoài của mắt phải làm việc liên tục. Việc chớp mắt giúp chúng được nghỉ ngơi một chút.

Làm thế nào để tạo thành thuốc từ vi khuẩn?

Trong thuốc hiện đại có một thành phần gọi là chất nhiễu. Nó không những có thể đề kháng nhiều loại độc tố bệnh, chữa được một số bệnh do độc tố bệnh...

Xa lộ thông tin là gì?

Năm 1992, khi Tổng thống Mĩ Clintơn và Phó Tổng thống Ango tranh cử đã đề xuất việc xây dựng "cấu trúc cơ sở thông tin quốc gia", và coi đó là một...

Vì sao vào ngày nắng to có nhiêu người ngộ nắng?

Mùa hè, dưới ánh nắng chói chang, nếu không được che mát, lại đi bộ, vận động hoặc làm việc một thời gian dài ngoài trời, bạn có thể đột nhiên bị ngã...

Bạn đã nghe nói máy chụp ảnh tia hồng ngoại bao giờ chưa?

Có máy ảnh hồng ngoại chúng ta có thể chụp được ảnh trong đêm. Trong bóng tối, bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn rõ vật, nhưng giấy ảnh hồng ngoại cho phép chúng ta có thể.

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Thế nào là nghịch lí Russel và nghịch lí “người thợ cắt tóc”

Ngày nay lí thuyết tập hợp đã trở thành cách dẫn dắt các kết luận toán học, trở thành công cụ quan trọng cho các luận chứng toán học trong các sách...

Hải sâm sau khi bị mất đi nội tạng tại sao không bị chết?

Hải sâm là một loài động vật nhỏ sống ở biển, nhưng nó không linh hoạt như loài cá có thể bơi nhanh trong nước.

Hình dáng của vi sinh vật nào là nhỏ nhất?

Nếu như nói đến các thành viên có thân hình lớn nhất trong thế giới sinh vật thì hầu như tất cả mọi người đều biết dưới hải dương có cá voi, trên mặt đất có voi và còn có loại cây thông lớn thân cao đến 100 m.

Gió được hình thành như thế nào?

Cờ bay phấp phới, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ oàm oạp tất cả những cái này đều do gió gây nên. Lúc gió dịu dàng thì cây cối...