Gió Mặt Trời là gì?

Mặt Trời cũng có gió, đó là gió Mặt Trời. Tên gọi "gió Mặt Trời" được đưa ra từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Về sự tồn tại của nó mấy trăm năm trước đã có người nghĩ đến, chứng cớ trực tiếp là đuôi của sao chổi.

Bất cứ lúc nào và trong điều kiện nào, đuôi của sao chổi luôn ngược lại hướng Mặt Trời. Nói một cách khác khi sao chổi tiến gần đến Mặt Trời giống như đầu của nó kéo theo cái đuôi tiến lên; khi sao chổi đi xa Mặt Trời. Đuôi của sao chổi luôn kéo dài theo hướng ngược với Mặt Trời. Căn cứ hiện tượng này nhiều người tin rằng nhất định trên Mặt Trời có gió làm cho đuôi sao chổi luôn đi theo hướng ngược lại với Mặt Trời. Người ta suy luận tiếp: gió Mặt Trời là do những hạt mang điện từ bức xạ của Mặt Trời phát ra.

Cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhà thiên văn Fax người Mỹ đã miêu tả chính xác luồng gió Mặt Trời này. Ông cho rằng: tầng ngoài cùng của bầu khí Mặt Trời, tức là quầng Mặt Trời không có một biên giới rõ ràng mà là một trạng thái giãn nở liên tục, khiến cho những hạt có nhiệt độ cao và mật độ dày phóng ra các phía với tốc độ cao và ổn định.

Mấy năm sau, bằng những kết quả quan trắc của các con tàu vệ tinh thu được đã hoàn toàn chứng thức sự tồn tại của gió Mặt Trời. Luồng gió này có thể thổi đến Trái Đất của ta, ở gần quỹ đạo Trái Đất người ta đo được tốc độ gió Mặt Trời khoảng 450 km/s. Ở thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh, tốc độ của nó còn tăng lên gấp bội. Gió Mặt Trời là luồng gió rất loãng, nó còn loãng hơn chân không mà ta có thể tạo được trong phòng thí nghiệm.

Luồng gió Mặt Trời với tốc độ lớn như thế có thể thổi đi bao xa?

Xét đến sự ảnh hưởng của các chất ở trong không gian đối với nó, các nhà khoa học suy đoán rằng nó có thể thổi đến một khoảng cách 25 - 50 đơn vị thiên văn (một đơn vị thiên văn khoảng 150 triệu km), có thể còn xa hơn nữa.

Gió Mặt Trời đối với nghiên cứu các quá trình vật lý của từ quyển xuất hiện trong các hành tinh và kết cấu từ trường giữa các hành tinh, đặc biệt là hiện tượng nhiễu loạn của từ trường Trái Đất là một nhân tố vô cùng quan trọng. Chẳng qua ngày nay sự quan trắc và nghiên cứu về gió Mặt Trời chưa đầy đủ cho nên sự tìm hiểu về bản chất của nó còn là một khối lượng công việc rất lớn cần phải làm.

Thế giới có bảy kỳ quan nào?

Hai thế kỷ trước Công nguyên, thành La Mã có một tác giả lữ hành gia tên là Antơbat. Sau khi đi chu du ở các nước trên thế giới, ông đã nêu lên bảy...

Tại sao ô tô điện có thể khôi phục địa vị?

Ô tô điện là chỉ loại ô tô không dùng động cơ đốt trong, không dùng xăng, mà dùng động cơ điện một chiều để kéo.

Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?

Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.

Dưới chân Trung Quốc, phía bên kia Trái Đất sẽ là nước nào?

Có người hỏi: phía dưới chân người Trung Quốc đứng, nếu đào sâu xuyên qua bên kia Trái Đất thì đó sẽ là đâu? Có thể bạn không cần suy nghĩ mà trả lời...

Cửa sông Trường Giang cổ đại nằm ở đâu?

Mở bản đồ nhìn thoáng qua ta đã thấy cửa sông Trường Giang đổ vào biển, tựa như miệng lớn của con rồng: khu vực Giang Tô hướng ra phía đông là môi...

Vì sao thung lũng sông Yalupuzeng có nguồn địa nhiệt phong phú?

Sông Yalupuzeng đẹp đẽ chảy qua giữa hai ngọn núi Hymalaya và Wangtixơ. Đó là một vùng thung lũng rộng và bằng phẳng, nhưng dưới chân nó rất không yên...

Vì sao mặt đất Thượng Hải lại bị lún xuống?

Nếu đi dạo trên bờ sông Tô Châu Thượng Hải bạn sẽ thấy nhiều cầu ở đây rất thấp, cách mặt nước chẳng là bao, cho dù thuyền nhỏ cũng khó mà chui qua...

Vì sao phải đưa khái niệm “đại lượng thay đổi” vào toán học?

Cũng như nhiều khoa học tự nhiên khác, toán học được sinh ra do nhu cầu thực tiễn của cuộc sống loài người. Vào thế kỉ XVI trở về trước, đại đa số các...

Vì sao cây ngân hoa có thể làm sạch không khí?

Cây ngân hoa đẹp đẽ nguyên là loài cây xanh quanh năm. Dáng cây đẹp, lá bạc màu xám đung đưa trước gió, màu bạc lấp lánh trông rất vui mắt.