Những ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường có liên quan đến những vấn đề gì?

Ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường nổi tiếng nhất là “Ngày Trái Đất” và “Ngày Môi trường thế giới”. Ngoài ra một số tổ chức quốc tế còn đặt ra một số ngày lễ khác mục đích nhằm kêu gọi mọi người phải bảo vệ Trái Đất. Ví dụ: Ngày 21/3 là “Ngày bảo vệ rừng thế giới”. Nhiều nước căn cứ vào đặc điểm môi trường và nhu cầu của mình còn đặt ra Tết trồng cây. Ví dụ Trung Quốc chọn ngày 12/3 làm ngày Tết trồng cây.

Ngày 23/3 hàng năm là “Ngày Khí tượng thế giới”. Mục đích là để nhân dân toàn thế giới nhận thức rằng: bầu khí quyển là tài nguyên chung của nhân loại, bảo vệ khí quyển đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi người.

Tháng 12/1994, Liên hợp quốc khóa 49 đã quyết định lấy ngày 17/6 hàng năm làm “Ngày Thế giới chống hoang hóa và chống hạn, lụt” kêu gọi Chính phủ các nước phải coi trọng chống đất đai sa mạc hóa. Đó là vấn đề có tính toàn cầu và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Ngày 11/7/1987 là ngày sinh em bé thứ 5 tỉ của Trái Đất. Năm 1990, Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 11/7 hàng năm là “Ngày Dân số thế giới”, hi vọng để nhân dân các nước chú trọng đến vấn đề dân số, tích cực tìm các biện pháp để hạn chế gia tăng dân số.

Ngày 16/9 là “Ngày Bảo vệ tầng ôzôn quốc tế”. Ngày này nhằm kỉ niệm lễ kí kết “Nghị định thư Monrean về vấn đề sử dụng khí Freon”, yêu cầu tất cả các nước kí Nghị định thư căn cứ vào mục tiêu đã quy định để có những hành động cụ thể nhằm kỉ niệm ngày lễ đặc biệt này.

Tổ chức Nông lương thực Khóa 20 của Liên hợp quốc lấy ngày 16/10 hàng năm làm “Ngày Lương thực thế giới”, yêu cầu các nước thành viên phải triển khai những hoạt động nhằm kêu gọi nhân dân toàn thế giới hãy coi trọng việc phát triển lương thực và sản xuất nông nghiệp.

“Công ước tính đa dạng của sinh vật” bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/12/1993, do đó Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 2 đã tuyên bố lấy ngày 29/12 hàng năm làm “Ngày tính đa dạng sinh vật quốc tế”.

Từ khoá: “Ngày Bảo vệ rừng thế giới”; “Ngày Khí tượng thế giới”; “Ngày Dân số thế giới.

Sạt núi xảy ra như thế nào?

Vùng Long Lăng tỉnh Vân Nam Trung Quốc từng liên tục xảy ra hai lần động đất mạnh với cấp 7,5 và 7,6 độ Richte. Động đất khiến cho một vùng núi trong...

Thiên thạch ở dạng băng là như thế nào?

Vật thể thiên nhiên ở trạng thái cố định rơi xuống mặt đất từ không gian vũ trụ xuyên qua tẩng khí quyển Trái đất gọi là sao Băng, sao Băng có thể...

Các giàn khoan chịu đựng sự va đậïp của sóng biển như thế nào?

Biển cả mênh mông tiềm ẩn vô số nguồn năng lượng dầu mỏ và kho báu về khoáng sản, khai thác biển đã trở thành một lĩnh vực rất quan trọng để phát...

Đông y khám bệnh vì sao phải xem lưỡi?

Khi khám bệnh, thầy thuốc Đông y thường bảo "thè lưỡi ra xem". Như thế là vì sao? Nguyên nhân là lưỡi phản ánh tình hình các bộ phận trong cơ thể.

Vì sao sâm Ngọc Linh lại quý như thế?

Không chỉ được mệnh danh là “Dược liệu Quốc bảo”, sâm Ngọc Linh Việt Nam còn được xếp là loài sâm quý nhất thế giới bởi sở hữu những hoạt chất quý mà không phải loại sâm nào cũng có.

Tại sao loại xe taxi có dung tích xi lạnh nhỏ sẽ bị đào thải?

Nhiều năm lại đây, ở nhiều thành phố của Trung Quốc, loại xe Hạ Lợi do Thiên Tân sản xuất với loại hình tương đối nhỏ, giá cả phải chăng đã chiếm phần...

Làm thế nào Điền Kỵ đã thắng trong cuộc đua ngựa?

Vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, có lần vua Tề cùng với Điền Kỵ đã cho tiến hành một cuộc đua ngựa. Đôi bên đều có ba loại ngựa; loại một, loại hai,...

Đơn vị thiên văn là gì?

Đơn vị thiên văn là một loại đơn vị dùng để đo khoảng cách trong thiên văn học, người ta lấy khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời làm đơn...

Tại sao nhấn phanh thì ô tô dừng lại?

"Tăng tốc nhấn ga, giảm tốc nhấn phanh". Đó là phương thức cơ bản nhất khi lái xe.