Vì sao vào mùa hè, trẻ em hay nổi rôm?

Rôm là những nốt mẩn đỏ, rất dễ phát sinh khi trời oi bức. Nó xuất hiện do mồ hôi quá nhiều nhưng không được bài tiết một cách thuận lợi, khiến cho da chỗ miệng tuyến mồ hôi phát sinh viêm cấp tính.

Bạn đã chú ý quan sát quy luật phát sinh rôm chưa? Không phải cứ trời nóng là có rôm. Chỉ khi trời vừa nóng vừa oi vừa ẩm ướt, những giọt mồ hôi trên người như đọng lại không thoát ra được (vì miệng tuyến mồ hôi bị các chất cáu bẩn bao bọc gây viêm), các đám rôm mới hình thành. Nếu bạn mặc quần áo rộng và mềm, rôm đỡ phát sinh và ngược lại. Những em bé người béo, hay khóc hoặc những người ốm cũng dễ mọc rôm.

Có phải những người ra nhiều mồ hôi đều mọc rôm không? Không phải thế, sự thực là trong những ngày trời nóng nhất cũng có rất nhiều người không bị mọc rôm. Ví dụ, vận động viên thường tập dưới ánh nắng gay gắt nhưng họ đều không có rôm. Ra mồ hôi chỉ là một trong những nguyên nhân gây mọc rôm, tình trạng sức khỏe không tốt, sức đề kháng của da yếu mới là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này.

Vậy làm thế nào để bảo đảm cho da khỏe và tăng thêm sức đề kháng của da? Trước hết, phải tắm rửa thường xuyên, bảo đảm cho da sạch sẽ. Trên mặt da có hàng nghìn, hàng vạn lỗ chân lông, đó đều là "máy hô hấp" của da. Lâu ngày không tắm, chất cáu bẩn lấp lỗ chân lông, khiến cho da thở không tốt nên sau một thời gian dài không tắm, bạn sẽ cảm thấy người không thoải mái.

Ngoài ra, việc phơi nắng nhiều và tắm nước lạnh cũng có thể tăng thêm sức đề kháng của da. Vào mùa hè, nên mở cửa phòng để thoáng gió, mặc quần áo mềm nhẹ, rộng.

Tổ yến trên bữa tiệc có phải được lấy từ tổ của chim én không?

Tổ yến không chỉ là một món ăn nổi tiếng trong các bữa tiệc, mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, chứa nhiều loại axit amin, đường, muối vô cơ...

Trong hệ Mặt trời những hành tinh nào có vệ tinh riêng?

Mặt Trăng là vệ tinh thiên nhiên duy nhất của Trái Đất, là thiên thể đã được loài người biết đến từ lâu. Vậy những hành tinh khác của hệ Mặt Trời có...

Tại sao khỉ trên núi Nga Mi xin "phí mãi lộ" của người đi đường?

Núi Nga Mi là một trong tứ đại Phật sơn của Trung Quốc, nơi đó có rất nhiều khỉ trú ngụ, người nơi đó thường gọi chúng là "khỉ Nga Mi".

Tại sao mỏ của loài chim lại có nhiều hình dạng?

Giống như các loài động vật khác, mỏ của loài chim có rất nhiều hình dạng. Ví dụ, mỏ của chim hạc to, dài và mảnh, tỏ ra rất khoẻ và có sức hơn đối với việc mò thức ăn ở chỗ nước nông và cặp chặt tôm cá cho khỏi trơn tuột.

Tại sao cục sắt chìm trong nước còn thuyền được làm bằng sắt lại không chìm?

Mọi người đều biết rằng, thả một cục sắt nhỏ vào trong chậu nước thì ngay lập tức nó sẽ chìm xuống dưới đáy chậu

Cá ăn thịt người có sinh sống ở vùng Giang Nam Trung Quốc không?

Loại cá bụng hồng này được gọi là "hổ dưới nước", nó có bộ răng hình tam giác sắc nhọn, sinh sống ở lưu vực sông Amazon - Châu Nam Mĩ.

Tại sao từ vòng tuổi có thể đoán được tuổi của cây?

Cây cối đều sống tương đối lâu. Trong giới tự nhiên có nhiều loài cây to sống được hàng trăm năm, thậm chí có cây cổ thụ sống được hàng nghìn năm.

Thuỷ tinh có thể thay thế thép hay không?

Vào năm 1940, lần đầu tiên người ta nói đến một thuật ngữ rất mới "thép thủy tinh”. Thép thuỷ tinh, về thành phần không có liên quan gì đến thép nhưng...

Triều lạnh được hình thành như thế nào?

Triều lạnh, nghe tên thì biết được ý nghĩa của nó là không khí lạnh dâng lên từng đợt như thủy triều. Nhưng thực ra không phải các đợt gió mạnh tràn...