Người máy "nhìn thấy" vật thể như thế nào?

Thông tin mà con người có được từ ngoại giới thì 80% là thông tin thị giác. Bởi vậy, con mắt là cơ quan quan trọng của con người. Vậy bạn có biết cấu trúc của con mắt không? Con mắt được tạo thành bởi nhãn cầu và phần phụ mắt (bao gồm mi mắt, hốc mắt, kết mạc, tuyến lệ và cơ mắt). Nhãn cầu là bộ phận chủ yếu của cơ quan thị giác. Võng mạc bên trong nhãn cầu có tác dụng cảm quang. Trên võng mạc có 15 triệu tế bào cảm quang. Tế bào này gồm hai loại: (1) Loại tế bào chủ yếu cảm thụ hình ảnh ban ngày. (2) Loại tế bào cảm thụ hình ảnh ban đêm.

Thị giác của con người là cảm giác được kích thích bằng ánh sáng. Trên thực tế con mắt là một hệ thống quang học. Thông tin ngoại giới là hình ảnh chiếu vào võng mạc, qua xử lí rồi truyền lên não. Nghĩa là con người nhìn thấy vật thể là do mắt và đại não thông qua nhận biết hình ảnh.

Nguyên lí việc người máy "nhìn" đồ vật cũng tựa như người vậy. Có điều hệ thống thị giác của người máy được tạo thành bởi camera và máy tính. Camera đóng vai trò "con mắt" trong hệ thống thị giác của người máy. Camera chụp lấy hình ảnh cảnh vật ngoại giới, theo phương thức quét từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Rồi đó chuyển đổi độ mạnh yếu của các điểm sáng của hình ảnh thành tín hiệu hình ảnh mô phỏng để truyền ra. Thế nhưng người máy muốn nhận biết được tín hiệu những hình ảnh đó thì cũng phải có sự tham gia của "đại não". "Đại não" này chính là máy tính ta vẫn nhắc tới. Máy tính tiến hành nhận biết đối với các hình ảnh mà camera đã chụp được.

Đương nhiên, trước khi nhận biết vật thể thì người ta đã phải lưu trữ vào máy tính các loại đồ vật sẽ phải nhận biết, từng chiếc một. Quá trình thao tác cụ thể là: Đưa từng vật thể cần nhận biết đến trước camera để nó quan sát đồ vật từ các giác độ khác nhau. Sau đó, hệ thống thị giác người máy sẽ có thể tự động rút ra đặc trưng hình dạng của chúng và lưu trữ lại. Lúc nhận biết, hệ thống thị giác của người máy chỉ cần rút ra đặc trưng của vật và tiến hành đối chiếu với hình dạng các loại vật thể lưu trữ trong máy tính. Như vậy sẽ có thể nhận biết được đối tượng là vật thể nào. Lúc này, người máy đã "nhìn thấy" vật thể nào đó rồi đấy.

Vì sao ở một thị trấn Nhật Bản mèo đua nhau nhảy xuống nước chết?

Năm 1953, một thị trấn ở Nhật Bản phát hiện một sự kiện lạ. Người ta thấy từng đàn mèo phát điên, bước đi xiêu vẹo, thân co rúm, cùng đua nhau nhảy...

Giao thông đường ray nhẹ và xe điện chạy trên đường ray kiểu cũ có gì khác nhau?

Giao thông đường ray nhẹ là cách gọi đơn giản loại xe điện chạy trên đường ray cỡ nhỏ và nhẹ hơn đường xe lửa thông thường. Nó chưa có một định nghĩa...

Vì sao dầu và nước không thể hoà tan?

Nhỏ mấy giọt dẩu vào nước trong, bạn sẽ thấy chúng lập tức loang ra thành một màng mỏng nổi lên mặt nước. Cho dù bạn có khuấy nước mạnh đến đâu, chúng...

Vì sao phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên?

Khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn hệ thống sinh thái và các loài sinh vật tự nhiên. Mục đích xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các...

Vì sao khi da bị chảy máu thì máu sẽ tự động đông lại?

Trong cơ thể, khắp nơi đều có mạch máu. Trong "dòng sông" đó, máu là chất nước màu hồng chảy đi cuồn cuộn.

Vì sao thuốc phiện độc lại có thể dùng để chế thuốc?

Nói đến nha phiến, mọi người nghĩ đến thời kỳ trước, các nước thực dân đế quốc đã du nhập nha phiến vào các nước phương Đông. Vào thế kỷ thứ XIX, bọn...

Vì sao mèo ăn cỏ?

Chúng làm vậy để tống khứ ký sinh trùng ra khỏi đường ruột. Bởi cỏ chứa nhiều chất xơ và cứng, cơ bắp trong đường tiêu hóa của mèo sẽ phải hoạt động mạnh hơn để đáp ứng với quá trình tiêu hóa đó.

Hương liệu từ đâu mà có?

Ở Trung Quốc, hương liệu đã sử dụng khá phổ biến từ thời nhà Ân, nhà Thương, nhà Chu (khoảng 3000 năm trước). Trong các mỹ phẩm trang điểm của phụ nữ...

Vì sao GDP xanh là thước đo mới của sự phát triển?

GDP là viết tắt cụm từ tiếng Anh “Tổng giá trị sản lượng quốc nội”. Nó chỉ thành quả cuối cùng của hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định...