Tại sao các xe vượt quá tốc độ không thể "qua mắt" được cảnh sát?

Có một số lái xe cho xe chạy vượt quá tốc độ bị phạt thì nghĩ: Tại sao cảnh sát biết được mình chạy vượt tốc độ? Lẽ nào mắt của cảnh sát có thể đo được tốc độ xe?

Quả thực, muốn theo dõi tốc độ các xe cộ chạy như mắc cửi ở trên đường không phải là chuyện dễ, nhưng có một chiếc máy thần kỳ gọi là máy rađa đo tốc độ (súng bắn tốc độ) đã giúp cảnh sát giải quyết vấn đề khó khăn đó. Máy đo tốc độ có hình dạng rất giống một khẩu súng lục lớn, có nòng súng, báng súng và cò. Cảnh sát chỉ cần ngắm đúng nòng vào chiếc xe cần theo dõi, rồi bóp cò máy sẽ phóng một chùm sóng rađa vào chiếc xe, sóng rađa phản xạ trở lại sẽ biểu thị lên ống có khắc chữ số tốc độ của chiếc xe đó, vừa nhanh lại vừa chuẩn xác. Bình thường, loại súng rađa này có thể đeo bên hông của cảnh sát, cũng có thể lắp trên xe tuần tra giao thông hoặc đặt ở những đoạn đường quan trọng trên đường cao tốc. Có súng rađa, có thể làm giảm nhiều sự cố giao thông, và cũng có thể phá tan tâm lý nhờ may rủi của một số lái xe vượt tốc độ.

Vậy thì tại sao dùng súng rađa có thể đo được tốc độ của xe vượt tốc độ?

Chắc chắn bạn đã có cảm giác như thế này: Khi một đoàn xe lửa kéo còi chạy lướt qua bên cạnh bạn, âm điệu của nó ngày càng cao; còn khi nó chạy khỏi bạn, âm điệu lại ngày càng thấp. Hơn nữa, tốc độ tàu càng nhanh, sự biến đổi khác nhau của âm điệu cũng càng lớn, đó là hiệu ứng Đốple. Súng rađa được chế tạo theo nguyên lý đó. Khi chiếc xe dừng bất động ở đằng xa, sóng rađa phản xạ trở lại giống hệt như sóng rađa phát đi. Nếu chiếc xe ở đằng xa đang chạy, thì theo hiệu ứng Đốple sóng rađa phản xạ trở lại sẽ tương đương với "âm thanh " của chiếc xe phát đi, xe chạy càng nhanh, sự sai khác giữa sóng phản xạ và sóng phát đi sẽ càng lớn. Máy tính ở trong rađa sẽ tự động tính toán sự sai khác đó, lại qua sự chuyển đổi của mạch điện kỹ thuật số, trên ống chữ số sẽ hiện ra tốc độ của chiếc xe đó.

Tên gọi chính thức của loại súng rađa này là rađa âm thanh Đốple, phạm vi tốc độ của nó trong khoảng 24-199 km/giờ. Vì độ chính xác của nó cao, lại sử dụng tiện lợi, nên ngày càng được sự hoan nghênh của cơ quan quản lý giao thông.

Trên mỗi đường cao tốc, đều có đặt biển báo hạn chế tốc độ, tốc độ này là căn cứ theo chiều rộng, độ bằng phẳng của đường và tình hình giao thông nói chung để định ra một cách khoa học. Chỉ cần người lái xe nghiêm khắc với bản thân, tôn trọng luật lệ giao thông, thì có thể tạo ra môi trường chạy xe tốt đẹp, tuyệt đối không nên mạo hiểm chạy vượt tốc độ, đừng nghĩ rằng may mắn thoát khỏi "con mắt" của súng bắn tốc độ.

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Tên lửa ánh sáng là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi ra những nguồn năng lượng mới. Năm 1953, một nhà khoa học...

Thế nào là vật liệu thông minh?

Các sinh vật trong giới tự nhiên đều có công năng tự biến đổi, tu sửa để hồi phục. Ví dụ với con người thì cho dù có rách da chảy máu, gãy xương thì...

Ô nhiễm môi trường bắt đầu sản sinh từ khi nào?

Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên Trái Đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, không có thôn ấp, thành phố, không có nhà máy, hầm mỏ,...

Vì sao lại nói dùng than đá làm nhiên liệu là quá lãng phí?

Từ rất lâu đời, loài người đã biết dùng than đá làm nhiên liệu. Từ khi máy hơi nước ra đời, một lượng lớn than đá được dùng làm nhiên liệu để chạy máy...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Con nhện giăng tơ bằng cách nào giữa khoảng cách hai cây rất xa?

Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa, có kết một mạng nhện thường sẽ nghĩ đến một vấn đề: Nhện vừa không biết bơi, cũng không biết bay thì nó làm cách nào để giăng tơ?

Tại sao có thể trượt trên băng nhưng không thể trượt trên bề mặt thuỷ tinh?

Trượt băng là môn thể thao được nhiều người yêu thích. Khi vận động viên đi giày trượt băng họ có thể lướt như bay.

Truyền thông số liệu là gì?

Trước khi bàn về truyền thông số liệu (truyền thông dữ liệu), chúng ta hãy nói tới một khái niệm có liên quan, đó là truyền thông tương tự. Ví dụ về...