Tại sao gấu Bắc Cực không có tư thế ngủ nhất định?

Nếu bạn chú ý quan sát động vật ngủ thì sẽ phát hiện ra rằng, hầu như chúng đều có tư thế ngủ cố định, và đều có ý đồ nhất định. Ví dụ, khi chó ngủ thường là hướng đầu ra phía ngoài, như hướng ra phía cửa lớn của sân trước nhà để lúc nào cũng có thể quan sát được các biến động ở bên ngoài. Loài thú ăn kiến khi ngủ thường thích cái đuôi lớn hình chổi để che thân, vừa có thể che được ánh sáng Mặt Trời, lại vừa có tác dụng làm mát. Ngựa thì thường ngủ đứng, đó là để khi gặp nguy hiểm thì có thể lập tức tung chân chạy thoát.

Tuy nhiên, loài gấu Bắc Cực sinh sống ở thế giới băng tuyết, khi ngủ lại làm theo ý muốn, chẳng có một tư thế ngủ cố định nào.

Tư thế ngủ của chúng thật là đa dạng, có lúc thì cắm mõm và bốn chân vào tuyết, hoặc nằm ngang giữa hai đống băng. Còn có lúc chúng lại ngồi ngủ trên tuyết, nửa thân trên duỗi thẳng phía trước trông giống như một chiếc cần cẩu, hoặc là cuộn tròn toàn thân lại như một quả cầu lông trắng lớn.

Các nhà khoa học khi quan sát thói quen sinh hoạt của gấu Bắc Cực còn phát hiện thấy chúng thường gác đầu lên một đống băng cao ngất, còn thân thì nằm ngang trong tuyết ngủ một cách ngon lành, hoặc nằm ngửa bốn chân chổng lên trời và nằm sấp dán bụng xuống đất.

Tại sao gấu Bắc Cực ngủ lại khác lạ như vậy nhỉ? Các nhà khoa học cho rằng, gấu Bắc Cực là chúa tể của vùng Bắc Cực, không có bất kì kẻ địch nào, do vậy, hành vi của chúng thường được biểu hiện một cách tuỳ tiện, ngủ không cần đề phòng, không câu nệ theo một tư thế nào. Ngoài ra, gấu Bắc Cực với nhiều tư thế ngủ đa dạng, rất có lợi cho việc giảm bớt mỏi mệt. Điều này cũng giống như khi con người ngủ, nếu cứ nằm ở một tư thế thì sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, ngược lại, thường xuyên trở mình, liên tục thay đổi các tư thế ngủ thì sẽ không cảm thấy mệt mỏi nữa.

Tại sao Greenland là hòn đảo khổng lồ?

Xét về địa lý, điểm khác nhau duy nhất giữa đảo và lục địa là kích thước. Lục địa nhỏ nhất Australia, có tổng diện tích khoảng 7,6 triệu km2, vẫn rộng...

Tại sao trên máy bay phải lắp đèn hiệu?

Ở các ngã tư giao thông, người ta thường đặt đèn xanh đèn đỏ, ai ai cũng nhận thấy rõ ràng. Xe cộ và người đi bộ đều tự giác tuân thủ nguyên tắc "đèn...

Vì sao nhiều người thích dùng ấm trà "Tử Sa" để pha trà?

Ấm trà Tử Sa là loại sản phẩm công nghệ truyền thống đặc thù của Trung Quốc. Huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô được xem là "Kinh đô" đồ gốm của Trung...

Vì sao nói âm nhạc có lúc cũng trở thành tiếng ồn?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải làm rõ thế nào là âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh do những âm điệu có qui luật nhất định tạo ra.

Vì sao khi lên cơn sốt, nên uống nhiêu nước ấm?

Đối với cơ thể, nước vô cùng quan trọng, gắn chặt với sự sống của con người. Người nào không uống nước 7 - 8 ngày liền sẽ tử vong.

Tại sao vào mùa hè trong rừng lại khá mát mẻ?

Mùa hè, sau một trận mưa không khí rất mát mẻ, đó là do nước bốc hơi, cần hấp thụ lượng nhiệt lớn, cùng với lượng nước bay hơi liên tục, nhiệt trên...

Sao Chổi có va chạm với Mặt trời không?

Báo chí đã từng đăng những bản tin rất giật gân, đại ý là: Chiều ngày 30 tháng 8 năm 1979 một vệ tinh nhân tạo khi quan sát thực nghiệm gió Mặt Trời...

Trong quả chuối tiêu có hạt hay không?

Chúng ta hàng ngày ăn hoa quả như táo, quýt, dưa hấu… thường thấy có hạt, nhưng khi ăn chuối tiêu thì lại không thấy có hạt, vì vậy xưa nay người ta...

Bài toán thỏ gà chung lồng như thế nào?

Đây là bài toán cổ nổi tiếng được ghi trong sách “Sách toán Tôn tử”. Nội dung bài toán như sau: