Like
Share
Copy link
Giữa sa mạc mông mênh cát trắng, không một giọt nước, thỉnh thoảng lại xuất hiện những ốc đảo xanh tươi với nhiều động thực vật đa dạng. Tại sao ở đây có nhiều nước như vậy, dù rất ít mưa?
Đa số các ốc đảo đều dựa vào núi cao, hướng ra sa mạc. Vào mùa đông, băng tuyết đọng lại trên đỉnh núi. Đến mùa hè, băng tan ra, chảy thành sông. Do địa thế dốc nên nước chảy xiết, mang theo bùn đất, thậm chí cả các tảng đá lớn từ trên núi. Nhưng khi đến cửa sông, địa thế đột nhiên bằng phẳng, bùn đất lắng đọng lại hai bên bờ, tích tụ dần thành những khu vực đất đai màu mỡ.
Đa số các dòng nước không đủ mạnh để chảy ra biển, mà chỉ chảy một đoạn rồi thấm vào đất cát thành các mạch nước ngầm. Ở hai vùng bờ sông, gần các mạch nước ngầm, cây cối mọc xanh tươi. Đó chính là các ốc đảo.
Bí mật về sự sống trên Hoả Tinh như thế nào?
Vì sao mực nho (mực tàu) lại khó mất màu?
Ho gà có phải là ho mãi "trăm ngày" không?
Chỉ máy bay trực thăng mới có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng?
Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?
Vì sao các nhà thiên văn phải chụp ảnh các ngôi sao?
Tại sao đại đa số côn trùng lại không thể đi đường thẳng?
Tại sao có một số thực vật thân gỗ có thể tạo ra đường?
Thế nào là nhà ở kiểu “hoa hướng dương”?