Thảm kịch Bhopal phát sinh như thế nào?

Thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) có nhà máy liên hợp hóa chất Union Carbide sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Ngày 3/12/1984, nhà máy này phát sinh sự kiện rò rỉ khí độc, làm ô nhiễm môi trường, gây cho nhân dân quanh vùng tai họa nghiêm trọng. Ước tính có khoảng 250 ngàn người bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tiếp xúc với chất độc ở những mức độ khác nhau, trong đó một nửa số người phải đưa vào bệnh viện điều trị, 2500 người ngộ độc chết ngay, 3000 người sau 2-3 ngày cũng đã chết. Tai họa này còn gây ra hàng loạt di chứng về sau, như phụ nữ sảy thai, trẻ sơ sinh bị chết. Nó còn đem lại những nguy hại cho động vật, gây cho gia súc, gia cầm và các loài cá sống trong nước đều chết. Thảm kịch ô nhiễm môi trường lớn đã làm cho mọi người kinh hoàng, hiếm thấy trên thế giới.

Vậy thảm kịch Bhopal đã xảy ra như thế nào?

11 giờ đêm 2/12/1984, công nhân lên ca 2 phát hiện thấy nhiệt độ bồn chứa metyl isocyanat (MIC) lên cao khác thường, bèn báo cáo với lãnh đạo nhà máy. Giám đốc và những chuyên viên quản lí cao cấp lập tức đến hiện trường xem xét tình hình và kịp thời đưa ra những biện pháp xử lí. 0 giờ 15 phút ngày 3/12, nhân viên vận hành phát hiện thấy trong công đoạn sản xuất có MIC rò rỉ. Nhân viên giám sát phát hiện thấy áp lực trong bồn chứa MIC tăng lên rất nhanh, vượt qua giới hạn khắc độ của đồng hồ áp lực. Tiếp theo, anh ta còn nghe thấy có tiếng nổ khác thường trong bồn chứa, van an toàn phát ra tiếng rít nhức tai, nắp bồn bằng xi măng vỡ tung. Anh ta mở máy lọc phế thải, nhưng máy đó không còn làm việc nữa. 1 h sáng, MIC trong bồn chứa thông qua đường ống máy lọc khí thải rò rỉ ra ngoài rất nhiều. Đến 2 h 30 phút mới đóng được van an toàn, MIC ngừng rò rỉ. Trong thời gian đó có khoảng 2.270 kg MIC lan ra môi trường xung quanh với dạng khí hoặc dạng chất lỏng. Về sau điều tra phát hiện thấy MIC trong bồn đã phản ứng hóa học với nước, dẫn đến nhiệt độ trong bồn tăng lên nhanh, áp lực tăng mạnh làm cho van an toàn bị vỡ, cộng thêm thiết bị lọc khí thải không còn tác dụng, khiến cho MIC rò rỉ ra ngoài với lượng lớn

MIC là hóa chất rất độc. Khi con người hít phải không khí ô nhiễm MIC sẽ xuất hiện các chứng bệnh như đau ngực, đau bụng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù mắt, sưng phổi, thậm chí vì tức thở mà chết.

Thảm kịch Bhopal đã đem lại bài học sâu sắc đối với chúng ta. Nó nhắc nhở mọi người khi sản xuất hoặc sử dụng các hóa chất độc hại phải xây dựng nhà máy xa khu dân cư, phải bảo đảm qui phạm thao tác an toàn và phải đào tạo nghiêm ngặt các nhân viên thao tác. Khi phát sinh sự cố nhà máy phải có biện pháp ứng cứu nhanh chóng, có hiệu quả để ngăn chặn chất độc rò rỉ, sơ tán dân và kịp thời điều trị để cấp cứu cho những người ngộ độc.

Từ khoá: Thảm kịch Bhopal; Metyl isocyanat.

Tại sao có thể rút tiền và chi tiêu ở nơi khác bằng thẻ tín dụng?

Cái gọi là: Rút tiền nơi khác mà chi tiêu mua hàng tức là: giả sử thành phố A, B, C đều phát hành card Mẫu đơn của Ngân hàng Công thương Trung Quốc,...

Bộ quần áo vũ trụ có những công năng gì?

Chắc qua máy thu hình, bạn đã nhìn thấy hình ảnh các phi công vũ trụ bay trong không trung. Trên đầu họ đội một cái mũ to, trên mình mặc một bộ quần...

Tại sao các xe vượt quá tốc độ không thể "qua mắt" được cảnh sát?

Có một số lái xe cho xe chạy vượt quá tốc độ bị phạt thì nghĩ: Tại sao cảnh sát biết được mình chạy vượt tốc độ? Lẽ nào mắt của cảnh sát có thể đo...

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Giao thông trong tương lai sẽ như thế nào?

Có bao giờ bạn tưởng tượng rằng bạn ngồi vào tên lửa để đi du lịch Vũ Trụ chưa? Bạn có thể tin rằng ô tô có thể chạy trên đường bộ, lại có thể bay...

Tại sao cá ấn thích sống dựa vào lưng những động vật lớn ở hải dương?

Cá ấn là một loại cá biển rất thú vị, nó chu du khắp nơi trong nước, nhưng nó thường không phải tiêu hao một chút sức lực nào, mà là dựa vào sức lực của kẻ khác. Vì vậy, cá ấn đã trở thành "lữ hành gia miễn phí" nổi tiếng.

Vì sao lại nói số 9?

Không ít người cho rằng số 9 (dấu chấm trên chữ số 9 hàm ý là số 9 được lặp đi lặp lại nhiều lần ở sau dấu phảy thập phân). Cho dù con số 9 có lặp đi...

Vì sao lại xuất hiện nguy cơ về nguồn năng lượng?

Cùng với sản xuất công, nông nghiệp phát triển và mức sống nhân dân được nâng cao thì nguồn nguyên liệu và năng lượng tiêu hao ngày càng nhiều. Nếu...

Tại sao các hạt giống lại chứa nhiều chất dinh dưỡng?

Thức ăn của con người chủ yếu là từ thực vật, hơn nữa tuyệt đại bộ phận là từ hạt giống, bởi vì hạt giống chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nhiều so với...