Trên Mặt trăng có “biển” và “lục địa” không?

Buổi tối nhìn lên Mặt Trăng, bạn có thể thấy trên đó có chỗ sáng, chỗ tối. Người xưa không giải thích được hiện tượng này, nên tưởng tượng trên Mặt Trăng có cung Quảng hàn, có các chị Hằng Nga sinh sống. Đầu thế kỷ XVII, Galilê - nhà khoa học Italia lần đầu tiên dùng kính viễn vọng tự chế nhìn lên Mặt Trăng, ông không thấy có các cô Hằng nga xinh đẹp mà chỉ phát hiện nhiều hố lồi lõm, không bằng phẳng. Galilê cho rằng những chỗ sáng lồi lên chắc chắn là núi cao và lục địa, gọi là "lục địa trăng"; còn những chỗ tối và lõm xuống là biển, gọi "biển trăng". Galilê đặt tên cho chúng là biển mây, biển ẩm thấp, biển mưa, biển gió bão, v.v..

Nói thế tức là trên Mặt Trăng có lục địa và biển thật ư?

Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật quan trắc thiên văn, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật thám sát vũ trụ người ta phát hiện thêm bộ phận sáng trên Mặt Trăng đúng là núi cao, đó là những ngọn núi và những dãy núi vòng tròn, nhưng bộ phận tối hơn không phải là biển, vì trong đó căn bản không có nước, chỉ là những chỗ trũng thấp thành các bình nguyên rộng lớn mà thôi. Mặc dù như vậy "biển trăng" cái tên này tuy gọi không đúng nhưng vẫn dùng mãi cho đến nay.

Có 22 biển đã chính thức có tên gọi, tuyệt đại đa số phân bố ở nửa đối diện với Trái Đất, trong đó biển to nhất được gọi là biển gió bão, diện tích hơn 5 triệu km2, tiếp theo là biển mưa, diện tích khoảng 80 vạn km2.

Vì biển trăng nói chung thấp hơn lục địa từ 2000 - 3000 m, chỗ sâu nhất thấp hơn 6000 m, cộng thêm các bộ phận lục địa trên Mặt Trăng chủ yếu là đá mầu sáng cấu tạo thành, còn các biển chủ yếu do đá màu đen cấu tạo nên, do đó bộ phận lục địa phản chiếu ánh nắng Mặt Trời mạnh hơn, ta nhìn lên thấy sáng hơn, còn phần biển phản chiếu ánh nắng Mặt Trời yếu hơn nên ta nhìn thấy tối hơn.

Thế nào là người máy thông minh?

Người máy thông minh còn gọi là người máy thế hệ thứ ba. Nó đã ứng dụng đầy đủ kĩ thuật máy tính phát triển nhanh nhất hiện nay, kĩ thuật trí tuệ nhân...

Dùng phương pháp gấp giấy đểtiến hành thí nghiệm như thế nào?

Trong thực tiễn sản xuất và sinh hoạt hằng ngày người ta hay gặp vấn đề “chọn lựa tối ưu”. Ví dụ trong phương pháp luyện thép, người ta có thể đưa...

Vì sao mặt trời lặn vào mây thì đêm sẽ mưa?

Vào lúc xẩm tối, nếu xuất hiện những đám mây đen lớn sát đường chân trời, gió thổi mạnh, mặt trời dường như lặn vào trong những đám mây ấy, thì thường...

Con người làm sao biết được đáy biển?

Trước đây đại dương luôn được con người gọi là thế giới thần bí. Từ cổ xưa con người đã sáng tác nhiều chuyện thần thoại đẹp làm xúc động lòng người...

Sương muối được hình thành như thế nào?

Những ngày lạnh giá, gió nhỏ, trăng sao trong sáng, sáng sớm mở cửa sổ nhìn ra ngoài ta thấy trên nóc nhà, dưới bãi cỏ có một lớp tuyết trắng mỏng....

Vệ tinh nhân tạo có rơi xuống không?

Vệ tinh nhân tạo chuyển động trên quỹ đạo vũ trụ theo dự định, nói chung sẽ không rơi xuống, vì lực hấp dẫn của Trái Đất và lực ly tâm của vệ tinh...

Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?

Sau một đêm mưa xuân, trong vườn tre đều mọc rất nhiều măng, và chỉ sau vài ngày là chúng lớn lên thành cây tre, cho nên người ta thường có câu “măng...

Thế nào là vật liệu công năng bậc thang?

Bạn có nghe nói đến thuật ngữ vật liệu công năng bậc thang chưa? Đây là một thuật ngữ mới được các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra năm 1984. Nhưng có...

Vì sao người lớn tuổi hay bị đãng trí?

Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi vốn dĩ không phải là bệnh. Đây là hội chứng lâm sàng gây ra bởi những tổn thương hoặc thoái hóa của bộ não trong quá trình hình thành và phát triển.