Vì sao vàng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật?

Vàng thuộc vương quốc của các kim loại con cưng. Từ xưa đến nay, vàng được dùng đúc tiền quý, được chế tác thành các đồ nữ trang quý giá. Trong con mắt của mọi người, vàng được xem như minh chứng cho sự giàu có.

Vàng ngoài việc được đánh giá là quý hiếm, còn có nhiều tính chất hoá học, vật lý đặc biệt khác. Vì vậy vàng được đưa vào dự trữ của quốc gia và dần dần tỏ ra có nhiều tác dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật.

Vàng là kim loại rất dễ kéo sợi: 1 g vàng có thể kéo thành sợi dây mảnh dài đến 160 m, có thể dát thành lá mỏng có diện tích 9 m2 với độ dày 1/50.000 mm. Với lá vàng mỏng này người ta hầu như có thể nhìn xuyên qua được, nhưng lại cản được tia tử ngoại. Vì vậy lá vàng mỏng được sử dụng trong các mặt nạ phòng hộ cho các phi công vũ trụ, làm vỏ bọc kín các buồng trong con tàu vũ trụ, vàng lá mỏng phản xạ mạnh các tia hồng ngoại, nên dùng trong các tủ sấy bằng tia hồng ngoại cũng như trong các trang bị quân sự hiện đại, như ở các máy đo dùng tia hồng ngoại.

Như người ta thường nói "vàng thật (thiệt vàng) không sợ chi lửa", nhiệt độ nóng chảy của vàng đến 1061,43°C, nên vàng có thể chịu được nhiệt độ cao. Vàng là kim loại có tính bền hoá học. Nói chung các axit và kiềm không có tác dụng đối với vàng. Vì vậy nhiều loại trang thiết bị trong máy bay, trong các con tàu vũ trụ, các vệ tinh nhân tạo cần có các bộ đóng, ngắt điện có tiếp xúc tốt, cần có độ dẫn điện tin cậy, không bị oxy hoá ở nhiệt độ cao, người ta phải chế tạo bằng vàng hay hợp kim của vàng. Vàng và hợp kim vàng có độ bền hoá học cao nên được dùng để chế tạo đầu kim phun, các đầu nối ở các pin trong các con tàu vũ trụ. Vàng và các hợp kim của vàng cũng được dùng để chế tạo các hợp kim có trí nhớ, vật liệu siêu dẫn và các linh kiện, được sử dụng rộng rãi trong các máy điều trị y học, công nghiệp điện tử, máy tính, người máy, trong hàng không vũ trụ và nhiều lĩnh vực khoa học mới khác.

Vì sao nói “Thanh minh hay có mưa phùn”?

Hằng năm ngày mồng 5 (hoặc mồng 6) tháng 4 là tiết Thanh minh (ở Việt Nam tiết Thanh minh thường được tổ chức vào tháng ba âm lịch). Lúc đó mùa xuân...

Vì sao có kim loại lại có khả năng ghi nhớ?

Người và động vật đều có khả năng ghi nhớ nhất định, liệu với các kim loại vô tri, vô giác lại có khả năng ghi nhớ không?

Thế nào là bài toán bản đồ có bốn màu?

Năm 1852, Côxuri tốt nghiệp đại học ở Luân Đôn. Khi vẽ địa đồ, ông nhận thấy: với một tấm bản đồ chỉ cần dùng tối đa bốn màu là có thể tô đủ để phân...

Vì sao bà con gần không thể lấy nhau?

Tác phẩm văn học nổi tiếng "Hồng Lâu Mộng" miêu tả tỉ mỉ mối tình giữa Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Câu chuyện làm xúc động lòng...

Vì sao nên nghỉ ngơi trước và sau khi ăn?

Dạ dày và ruột mỗi ngày phải tiêu hóa 3 bữa ăn. Trong quá trình đó, ngoài việc nhào trộn thức ăn thành dạng hồ, hệ tiêu hóa còn phải tiết ra các chất...

Vì sao Trái đất tự quay lúc nhanh, lúc chậm?

Từ lâu mọi người luôn nghĩ rằng: Trái Đất quay đều quanh trục của mình, đại thể một vòng mất 23 h 56'. Trên thực tế không phải Trái Đất luôn tự quay...

Da ở đâu dày nhất cơ thể nhỉ?

Phần da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân dày tới 4 mm và đây là vùng da dày nhất trên cơ thể con người. Khu vực này cũng là nơi tập trung tuyến mồ hôi...

Vì sao đường di chuyển của bão lại tuân theo một quy luật nhất định?

Sau mỗi lẩn liên tục nghe báo cáo vị trí trung tâm bão, bạn hãy đánh dấu vị trí của cơn bão trên bản đồ, bạn sẽ phát hiện ra rằng, tất cả mọi tuyến...

Vì sao thùng đựng dầu, phích đựng nước nóng đều có dạng hình trụ?

Thùng dầu, phích nước đều là các thùng, bình đựng chất lỏng. Bạn có chú ý các đồ đựng chất lỏng đều có dạng hình trụ, điều này có liên quan gì đến...