Vì sao các chất có tinh bột có thể iến thành rượu và cồn tinh khiết?

Cồn tinh khiết là loại hoá phẩm rất có ích. Cồn không chỉ được dùng trong y dược để làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, như để chế tạo hương liệu, tổng hợp chất dẻo, etylic…

Cồn tinh khiết được điều chế bằng tinh bột. Đó là một quá trình phức tạp, lý thú.

Trước hết đem tinh bột nấu thành dạng hồ dính: Cháo tinh bột, sau đó cháo tinh bột dần dần chuyển thành đường. Sau khi tinh bột lên men biến thành "nước đường" người ta đưa thêm "men cái" là loại vi khuẩn rất thích "ăn đường". Các vi khuẩn trong "men cái" trong "nước đường" như được "dự tiệc" sẽ ăn uống thoả thích. Lúc bấy giờ từ nước đường sẽ cho sủi, thoát ra nhiều khí cacbon đioxit. Quá trình này được gọi là quá trình lên men.

Vi khuẩn men cái sau khi ăn hết đường sẽ "bài tiết" một lượng lớn cồn tinh. Đối với men cái thì cồn chính là sản phẩm phế thải của nó, còn với chúng ta, sản phẩm phế thải của men chính là lượng cồn mà chúng ta cần. Chỉ có điều là lượng cồn trong nước ủ men không nhiều, chỉ từ 7 - 9%. Muốn có cồn có nồng độ cao hơn, phải trải qua quá trình chưng cất.

Bình thường khi nói cồn 96o, có nghĩa là trong 100ml cồn có chứa 96ml cồn tinh khiết, còn lại 4ml nước.

Rượu trắng là một trong nhiều loại dung dịch rượu - nước. Rượu trắng và cồn tinh khiết có nhiều điểm khác nhau. Rượu trắng có mùi thơm đặc biệt, ở Trung Quốc có nhiều loại rượu nổi tiếng như rượu Mao Đài ở Quý Châu, rượu Phần ở Sơn Tây, rượu Tây Phong ở Thiểm Tây,…

Các loại rượu có tiếng được chế tạo từ nguyên liệu khác nhau như cao lương, tiểu mạch, đậu thơm… Phương pháp chế tạo cũng khác nhau: Trước hết nấu chín tinh bột, sau đó thêm một số thuốc rượu hoá tinh bột. Sau một thời gian cho lên men, chưng cất sẽ thành rượu vừa thơm lại vừa được rượu có vị ngon. Trong rượu, ngoài vị rượu còn có nhiều loại hương vị khác. Khi mở nắp một bình danh tửu, mấy phút sau trong cả gian nhà sẽ tràn đầy mùi hương ngọt ngào, đó là một đặc điểm quan trọng của các loại danh tửu.

Trong quả tươi cũng có đường. Từ các loại quả tươi có thể ép thành nước quả, có thể cho lên men để thành các loại rượu quả thơm ngon như rượu nho, rượu táo, rượu cam, rượu vải…

Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất...

Thái dương hệ có láng giềng mới?

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một nhóm hành tinh giống Trái đất đang quay theo một quỹ đạo quanh một ngôi sao gẩn kề tên là Vega. Chúng phải mất...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Ánh sáng “vô địch vũ trụ” về tốc độ

Các nhà vật lý đã khẳng định rằng vận tốc ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/giây) là cực đại trong vũ trụ.

Các chữ cái và các con số ở loại hình xe thể hiện ý nghĩa gì?

Kể từ chiếc xe đầu tiên ra đời, sự phát triển của ô tô đã có tới hàng trăm năm lịch sử. Để thỏa mãn các công dụng khác nhau, các loại hình xe cũng...

Năm mươi vạn năm sau, loài người sẽ trở thành thế nào?

Nếu tính từ bây giờ, qua năm mươi vạn năm nữa, loài người sẽ biến đổi ra sao? Đó là một câu hỏi được nhiều người quan tâm hứng thú.

Vì sao loại dây cáp bện từ sợi tổng hợp lại bền ngang với dây cáp bằng thép?

Nếu ai đó đặt ra câu hỏi dây chão bện từ vật liệu sợi nào thì bền nhất? Người ta sẽ không do dự và trả lời: dây nilong. Nilong là loại sợi tổng hợp...

Vì sao tã lót "thấm nước" lại không bị ướt nước tiểu?

Các loại tã lót truyền thống hễ gặp nước tiểu thì bị thấm ướt làm các bà mẹ trẻ cảm thấy hết sức phiền phức khi phải thay tã lót nhiều lần. Còn loại...

Vì sao căn cứ vào Mặt Trăng có thể biết được thời tiết?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ căn cứ vào Mặt Trăng để phán đoán thời tiết. Ví dụ: "Không sợ mồng 1 tối, chỉ sợ mồng 2 mồng 3 tối, không...