Thế nào là cầu trên cống?

Cống là một loại cửa đập có thể đóng mở được, nó thường được xây dựng ở mặt cắt ngang của dòng sông hoặc mương nước, dùng để điều tiết độ cao thấp của mực nước, khống chế lưu lượng dòng sông, theo tác dụng khác nhau của công trình thuỷ lợi, có thể chia thành nhiều loại, như cống dẫn nước vào, cống điều tiết nước, cống thoát nước, cống phân lũ, cống ngăn nước thủy triều v.v.

Cống là một cấu trúc ở mực nước thấp, đáy của nó nói chung bằng hoặc cao hơn lòng sông một ít. Một số thành phố ở ven biển có sông chảy qua khu phố rồi đổ ra biển, vì thường bị ảnh hưởng của nước thủy triều của biển, đoạn sông chảy qua thành phố có khả năng gây tổn hại do nước tràn lên hai bờ, cho nên cần xây "cống chắn nước thủy triều"; đồng thời có thể xây dựng đường và cầu ở trên đỉnh cống để bảo đảm giao thông thông suốt, loại cống và cầu kết hợp với nhau như vậy gọi là cầu trên cống hay "cầu cống".

Cầu trên cống đầu tiên của Trung Quốc là cây cầu Ngô Tùng Lộ ở chỗ giáp giới của hai con sông Tô Châu và sông Hoàng Phố của thành phố Thượng Hải. Đã bao năm nay, nó vẫn luôn luôn khống chế nước thủy triều của sông Hoàng Phố, không cho nó chảy ngược vào sông Tô Châu làm ảnh hưởng đến thành phố Thượng Hải. Trọng lượng bản thân dầm cầu nặng đến 1080 tấn sau khi hoàn thành khối thì lắp ráp ở hiện trường thi công vào ngày 2/12/1990; mặt cầu rộng 29,8 m, dài 838 m, bao gồm cả cầu dẫn; cầu có 17 cánh cửa cống bằng thép, mỗi cánh cửa dài 10 m, rộng 4 m, nặng 14,5 tấn, trong 10 phút có thể hoàn thành việc mở hoặc đóng. Trên thế giới chỉ có Hà Lan là đã xây cầu trên cống, nhưng quy mô nhỏ hơn cầu Ngô Tùng Lộ.

Thực ra thì từ thời cổ đại xa xưa, Trung Quốc đã có tiền lệ về kết hợp cầu với cống. Cầu Tân Kiều ở huyện Giang Hạ, tỉnh Hồ Bắc, trên trụ cầu người ta khoét hai rãnh sâu, khi nước lũ tràn về thì cắm các tấm ván gỗ vào đó, đồng thời đắp đất ở giữa, ngăn không cho nước lũ tràn qua cầu. Cầu Thạch Hãn, cầu Thanh Long ở tỉnh Chiết Giang cũng đều là loại cầu trên cống điển hình của thời cổ đại.

Vì sao ion âm lại có lợi cho sức khoẻ?

Người ta đã biết hiện tượng không khí tích điện tử rất sớm, nhưng phải sau đó rất lâu người ta mới phát hiện ion tích điện âm có liên quan mật thiết...

Tại sao con trùng mai táng muốn chôn động vật nhỏ?

Một con chim non đã chết nằm ở bên đường, nhưng qua một ngày thì con chim chết này đột nhiên biến mất. Ai đã đưa nó đi vậy? Đó là con trùng mai táng đã chôn cất nó đấy.

Vì sao không thể tùy tiện xây dựng công trình thủy lợi?

Từ xưa đến nay, các công trình thuỷ lợi đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của con người. Về mặt phòng lũ, vận chuyển đường sông, công nghiệp...

Vì sao năm 1998 Trường Giang lại phát sinh lũ lụt toàn lưu vực?

Năm 1998, một số vùng Trung Quốc bị thiên tai lũ lụt rất nghiêm trọng. Lượng nước rất lớn, phạm vi rất rộng, thời gian kéo dài, thiệt hại khôn lường.

Tại sao đại đa số cá có lưng đen, bụng trắng?

Nếu như phải miêu tả đặc trưng của loài cá, nhiều người sẽ không do dự mà rằng: cá sống ở trong nước, bơi giỏi, trên thân có vảy, vây…

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Tại sao nước được đun sôi tới 1000C, nếu tiếp tục đun nhiệt độ vẫn không tăng thêm?

Mọi người thường nói, nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Khi áp suất trong không khí ở mức tiêu chuẩn 1 átmốtphe, điểm sôi của nước sẽ là 1000C.

Vì sao không khí ô nhiễm?

Trong thiên nhiên thành phần không khí trong sạch tương đối đơn giản: thông thường nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, khí trơ chiếm 0,93%, còn có một...

Trong lịch sử, Đài Loan đã được quy về Trung Quốc như thế nào?

Các hòn đảo quý Đài Loan từ cổ tới nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng trong lịch sử nó đã hai lẩn bị nước ngoài xâm lược và chiếm cứ. Trải qua...