Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không?

Khi con người ốm phải đi bệnh viện chữa trị, còn động vật trong vườn bách thú ốm thì do bác sĩ thú ý chữa trị cho chúng, nhưng động vật sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khi bị bệnh thì phải làm thế nào?

Một số nhà khoa học nghiên cứu về hành vi của động vật đã phát hiện, có một số động vật khi bị bệnh đã biết lợi dụng thực vật hoang dã vốn có ở xung quanh. Điều này cũng giống như con người khi sống ở trên núi cao rừng sâu, cách xa bệnh viện thành phố thường dùng thảo dược để chữa bệnh cho chính mình.

Đã có một ví dụ thực tế như sau: Những người thợ săn ở vùng núi thường nhìn thấy một số con thú hoang bị thương chạy vào hang núi nào đó, họ rất lấy làm lạ liền theo dõi để biết nguyên nhân. Kết quả họ đã phát hiện ra những con thú hoang bị thương chạy đến một nơi gần vách núi dốc đứng, áp sát miệng vết thương lên vách núi, vẻ đau đớn trên mặt dần dần biến mất. Hiện tượng kì lạ này đã gây được sự chú ý của các nhà khoa học, họ cùng đến nơi vách núi dốc đứng kia, nhìn thấy có một dịch dính đặc giống như là mật ong rừng màu đen. Qua phân tích hoá học, họ phát hiện rằng, thể dịch này gồm có hơn 30 nguyên tố vi lượng dùng để chữa trị gãy xương rất hiệu quả. Hoá ra các con thú hoang bị thương đi đến đó là để lợi dụng thể dịch này tự chữa vết thương cho chính mình.

Những ví dụ giống như vậy có rất nhiều. Ví dụ như khi con nai sừng hươu (mi lộc) bị đau bụng ỉa chảy sẽ đi gặm những cành non và vỏ cây sồi, cây tùng... Bởi vì ở bên trong đó có chứa Tanin, có tác dụng ngừng ỉa chảy. Mèo hoang tham ăn sau khi đã ăn phải thức ăn có độc, vừa bị nôn vừa đi ỉa chảy, lúc đó nó sẽ đi tìm một loại cỏ lau có vị đắng, sau khi ăn gây nôn oẹ, nôn hết những chất độc trong bụng ra ngoài. Hoá ra cỏ lau có một loại kiềm sinh vật, có tác dụng thúc đẩy nôn chất độc ra ngoài.

Con người lợi dụng thuỷ triều để phát điện như thế nào?

Hiện tượng thủy triều, hải lưu và sóng đều là những phương thức vận động chủ yếu của nước biển. Người ta lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều để chạy các tua bin của máy phát điện.

Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy “máu” chảy ra

Ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang của Trung Quốc có một loại cây thân mây, song có ra quả. Cây này thường quấn quanh...

Có phải cây thiên tuế nghìn năm mới ra hoa một lần không?

Thiên tuế nghìn năm ra hoa thường để ví với việc rất khó thực hiện hoặc khó gặp. Thời xa xưa có người thậm chí đã từng so sánh cây thiên tuế ra hoa...

Vì sao hợp kim niken lại được phát minh sớm hơn kim loại niken?

Vàng, bạc, sắt, đồng là những kim loại quen thuộc với chúng ta. Từ hơn 2000 năm trước, nhân dân lao động nhiều nước trong đó có Trung Quốc, Ai Cập, ấn...

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Tại sao nói hoa là do lá biến thành?

Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người.

Vì sao những hạt nước trên lá sen đều là những giọt nước nhỏ tròn vo?

Bạn đã từng chú ý đến sự việc này chưa? Mùa hè các hạt nước rơi xuống lá sen, chúng sẽ biến thành từng giọt, từng giọt nước nhỏ long lanh trong suốt. Chúng lăn qua lăn lại trên lá sen như những viên ngọc trai lăn trong khay vậy.

Vì sao trời mưa lại ngủ ngon hơn?

Khi trời mưa, bầu trời có xu hướng âm u, tối hơn bình thường. Khi đó cơ thể ta sẽ bắt đầu lầm lẫn với khi trời tối, cơ thể sẽ dựa theo cơ chế vận hành mà tiết ra lượng hooc môn Melatonin gây buồn ngủ nhiều hơn

Vì sao phát điện bằng năng lượng Mặt Trời, phát điện bằng sức gió còn bị hạn chế?

Mặt Trời hàng năm cung cấp cho mặt đất một nguồn năng lượng tương đương với đốt cháy 1,3 x 1014 tấn than đá tiêu chuẩn, trong đó 30% bị phản xạ trở...