Like
Share
Copy link
Ăn miếng trả miếng, đó là phản ứng thường gặp khi xung đột giữa hai con vật xảy ra. Song có khi, chúng lại đưa ra một số động tác kỳ quặc, chuyển "cục giận" trong lòng sang kẻ thứ ba chẳng may đứng gần đó.
Sinh vật học gọi hành vi không liên quan đến mục tiêu của động vật là “sự đùn đẩy trách nhiệm”. Chẳng hạn, ở một vài loài hải âu, khi hai con bị kích thích tấn công lẫn nhau, một con trong đó sẽ chuyển sang tấn công mục tiêu bên cạnh mình. Chưa hả giận, nó còn mổ... cỏ một cách rất tức tối.
Chim công ở Australia khi yêu đương hoặc khi tranh đấu sẽ xuất hiện những động tác chẳng có gì dính dáng, như chải lông, vươn vai, lắc mình, gãi gãi đầu, ngáp, ngủ gật, lấy thức ăn hay xây tổ. Còn trong những cuộc giao chiến giữa hai con kanguru, đôi khi, chúng đột ngột dừng lại, "nghỉ một tí", bằng cách ra vẻ chải chải lông trên người.
Một con mèo đang mải tấn công mồi, đột ngột nó có thể chững lại để... liếm cơ thể. Một con cá hung hãn đang dọa nạt các loài cá khác cũng có thể bất chợt dùng miệng để đào cát, hoặc trong lúc tuyệt vọng nó sẽ mở to mồm… Vậy khi bắt gặp những tình huống này, bạn cũng đừng lấy làm lạ, vì tập tính thay đổi hành vi có ở hầu hết các loài động vật.
Vì sao khi thả cá vào trong bình hình cầu ta thấy cá bị biến hình?
Thực vật có chứa hoóc môn động vật không?
Vì sao bị sâu răng?
Vì sao người ta không nói đến ước số chung nhỏ nhất và bội số chung lớn nhất?
Tại sao hệ thống đường ống sẽ trở thành hình thức giao thông quan trọng trong tương lai?
Đường sắt một ray có những ưu điểm độc đáo nào?
Vì sao ta có cảm giác nóng và lạnh?
Tại sao khi phanh ô tô nhất định phải phanh bánh sau?
Vì sao băng keo dán ép chỉ cần ép mạnh là bám chặt?