Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người. Đến nay, mặc dù vẫn có nhiều ý kiến khác nhau với vấn đề này nhưng quan điểm này vẫn được duy trì. Chúng ta biết rằng, hoa lưỡng tính của thực vật có hoa là do đài hoa, tán hoa, nhụy đực, nhụy cái tạo thành. So với những loài hoa tiến hóa hơn, các bộ phận kể trên khác xa so với hình dạng lá nói chung, khó mà thấy được sự tương quan gì giữa hoa và lá. Đặc biệt bông hoa sặc sỡ màu sắc và lá xanh cây đúng như vậy. Nhưng nếu như phân tách một bông hoa nguyên thủy, quan sát kĩ hình dáng sẽ phát hiện các bộ phận của hoa dường như có mối liên hệ nhất định với lá.
Ngọc lan, thuộc một loài mộc lan. Họ mộc lan trong giới thực vật có hoa là loài khá nguyên thủy. Hoa của ngọc lan là hoa lưỡng tính, khá to, bên ngoài có 9 cánh hoa và đài hoa, xếp làm ba lớp, mỗi cánh đều có màu trắng, hình dáng tương đương. Nhụy đực là do đa số nhụy đực phân li tạo thành, bao phấn nhụy đực dài, cọng tua nhụy đực ngắn; nhụy cái là do nhiều tổ chức tâm bì (phân li) tạo thành, mỗi một nhụy cái giống như một chiếc bình nhỏ, không thấy ống nhụy cái hoa, đầu ống lệch về một bên, không phải dạng đầu tròn. Người ta cho rằng đài hoa trong tâm hoa ngọc lan giống như một chiếc gậy nhỏ, 9 cánh hoa bên ngoài có hình dạng giống như lá, cũng có gân, nhưng không phân hóa thành đài hoa và tán hoa; nhụy đực và 12 nhụy cái xếp thành hình xoắn ốc. Cấu tạo của hoa ngọc lan cực kì giống cành ngắn có lá trên cây: các bộ phận của hoa giống như dạng biến thái của lá trên cành ngắn, đài hoa giống như những cành ngắn. Thêm vào đó ngọc lan là thực vật nguyên sơ, nên mọi người liên tưởng hoa ngọc lan là do lá biến thành.
Sau này các nhà khoa học lại tìm thấy chứng cớ từ thực vật có đặc trưng của loài nguyên thủy. Họ phát hiện trên cây đơkenlơ ở Nam Thái Bình Dương, nhị đực và nhị cái rất giống hình lá, nhị đực bằng dẹt giống lá, bên trên có gân, bao phấn ở giữa, không thấy rõ sự phân hóa của cọng tua nhị đực và bao phấn rõ ràng. Thế là họ nghĩ rằng nhị đực của cây gần với hình lá. Mà tâm bì của cây này cũng giống một chiếc lá, nhị cái không thấy rõ ống nhị, bầu nhị giống như một chiếc bình nhỏ.
Đặc biệt đầu nhị cái, không có đầu tròn ở đỉnh bầu nhụy giống như ở các loài hoa khác, mà mặt bên lại vươn ra thành một đầu nhị cái. Cũng có thể nói, chỗ kết hợp hai bên tâm bì của đầu nhụy cái kéo dài từ trên xuống dưới, cực giống một chiếc lá gấp đôi lại, chỗ kết hợp hình thành đầu nhị dài để nhận phấn hoa. Có lúc chỗ gấp kết hợp không chắc, giống như một chiếc lá gập đôi lại sát vào nhau. Vì đầu nhị không phải dạng đầu tròn, mà là một mặt diện tích cực lớn nên gọi là mặt đầu nhị. Đặc trưng này chứng tỏ nhụy đực và nhị cái của cây này rất nguyên thủy, mối liên hệ của hoa và lá dường như rõ rệt.
Cây đơkenlơ thuộc họ mộc lan. Trong họ mộc lan còn có rất nhiều nhị đực của thực vật cũng có hiện tượng cọng tua khá rộng, bao phấn dài, màng ngăn bao phấn vươn ra khỏi bao phấn, điều này chứng tỏ hoa do lá biến thành.
Đương nhiên từ góc độ thực vật học hiện đại, những điều kể trên mới chỉ là một giả thuyết. Nếu có thể tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh của hoa thuộc loài thực vật có hoa thời nguyên thủy thì sẽ giúp đỡ nhiều cho việc tìm ra lời giải đáp toàn diện về vấn đề này.