Ăn xì dầu có khiến cho da đen hơn không?

Có một số người lo rằng việc ăn xì dầu sẽ làm cho da đen thêm. Do đó, họ không dám ăn nhiều xì dầu, thậm chí kiêng hẳn.

Sắc tố da của cơ thể mỗi chỗ một khác nhau, có chỗ màu trắng sữa, có chỗ màu vàng, có chỗ màu phớt hồng, có chỗ màu đỏ tím hoặc màu tím đen. Màu da chủ yếu do số lượng hắc tố và vị trí phân bố của chúng quyết định. Loại sắc tố này có rất nhiều ở người da đen, từ lớp nền cho đến bề mặt da.

Ở người da vàng, hắc tố chủ yếu phân bố ở lớp nền của da. Ở người da trắng giống, sắc tố này càng ít.

Trong cơ thể người, hắc tố do một loại tế bào màu đen hợp thành và tiết ra. Ở những người có màu da khác nhau, số lượng tế bào màu đen trong da tương đối giống nhau. Nguyên nhân căn bản gây nên sự khác nhau về màu da là ở sự khác biệt về độ hoạt động của các tế bào hắc tố (nghĩa là mỗi tế bào có thể sản sinh ra được bao nhiêu hắc tố).

Ở những vị trí khác nhau trên da người, số lượng tế bào màu đen không giống nhau. Ở mặt, núm vú, nách và bộ phận sinh dục, số lượng tế bào này tương đối nhiều (khoảng 2.000/mm2) nên màu da ở các vùng đó khá đậm. Ở những vị trí khác, số tế bào hắc tố chỉ bằng một nửa nên màu da nhạt hơn nhiều.

Hắc tố do một axit amid mang tên tyrosin tạo nên dưới tác dụng của men tyrosin. Ở những vùng mà men tyrosin hoạt động mạnh, màu da sẽ rất đậm. Ngược lại, ở những vùng mà độ hoạt bát của men tyrosin bị khống chế, màu da sẽ nhạt hơn.

Sự hình thành hắc tố là một qúa trình vô cùng phức tạp. Một số chất trong cơ thể có tác dụng khống chế men tyrosin, nhưng tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời lại khiến cho men tyrosin trở nên hoạt bát, từ đó làm tăng thêm số lượng hắc tố trong da. Vì thế nên người phơi nắng nhiều dễ bị đen da. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng lâu ngày cũng khiến cho hắc tố hình thành, làm cho da đen hơn. Việc thiếu vitamin A cũng gây đen da.

Sau khi biết rõ nguyên lý này, chúng ta thử nhìn lại xem xì dầu có làm cho da đen hơn không. Xì dầu là một loại gia vị có giá trị dinh dưỡng, trong đó có nhiều thành phần như anbumin, axit amin, đường, axit hữu cơ, muối và một số nguyên tố vi lượng photpho, canxi, sắt... Những thành phần hóa học này sẽ không gây tăng thêm sắc tố đen. Do đó, việc ăn nhiều xì dầu không liên quan gì đến độ đen hay trắng của da.

Vì sao mắt cận thị lại phải đeo kính?

Xung quanh bạn có ai bị cận thi không? Bạn chú ý tới mắt kính của chứ? Có phải thoạt nhìn bạn sẽ thấy mắt kính của họ có vẻ như dầy hơn mắt kính thông thường.

Tại sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Thế nào là trạng thái thứ ba của cơ thể?

Mấy năm gần đây, trên các tạp chí, người ta thường đọc thấy nhà khoa học nổi tiếng nào đó qua đời, rất nhiều người tuổi còn chưa đến 50. Điều kiện...

Tại sao con đường thông thương cổ đại được gọi là "Con đường tơ lụa"?

Dưới triều nhà Hán, Trung Quốc đã mở được một con đường thông thương buôn bán có khởi điểm là Thủ đô Trường An thời bấy giờ (nay là Tây An) và vắt...

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng.

Bụi vào mắt thì làm thế nào?

Những ngày gió to, đi ngoài trời, cát bụi rất dễ bay vào mắt. Vì mắt là cơ quan thị giác rất nhạy cảm nên dù hạt bụi nhỏ hơn hạt cải, ta cũng đã cảm...

Tại sao chúng ta tin vào linh hồn?

Những cuộc nói chuyện với linh hồn người đã khuất có thể chỉ là kết quả của sự sợ hãi hay ám ảnh, chứ chả phải là cuộc gặp gỡ tâm linh nào hết. Các...

"Đĩa bay" có phải là khách từ hành tinh khác đến không?

Một ngày tháng 6 năm 1947, một người Mỹ đang lái máy bay trên bầu trời. Đột nhiên ông ta phát hiện có mấy vật hình vành khăn tròn lớn đang bay về phía...