Vì sao mực nho (mực tàu) lại khó mất màu?

Nếu bạn chụp ngọn nến đang cháy bằng một cốc sứ, lúc sau trên cốc sẽ xuất hiện một lớp màu đen. Người ta gọi đó là mồ hóng. Ở nông thôn, khi người ta đun bếp củi, lâu dần trên đáy nồi sẽ xuất hiện lớp mồ hóng màu đen, ngày càng dày.

Thành phần hoá học của mồ hóng là cacbon. Thế mồ hóng dùng để làm gì?

Có nhiều nơi trên thế giới người ta xây dựng các nhà máy dùng các chất có chứa cacbon như khí thiên nhiên (thành phần chủ yếu là metan) để chế tạo mồ hóng. Mực tàu chính là được chế tạo từ mồ hóng, người ta dùng loại mồ hóng rất mịn, chất keo và nước trộn đều với nhau mà thành.

Khi bạn dùng bút viết lên giấy, một lúc sau, nước bay hơi hết còn lại vết keo chứa mồ hóng dính chặt vào giấy, giống như khi ta dùng keo để dán tem thư. Do mồ hóng rất bền, cho đến nay vẫn chưa có loại "dung dịch tẩy trắng" nào có thể "tẩy trắng" được cacbon. Vì vậy dùng loại mực chế tạo bằng mồ hóng thì chữ viết, bức hoạ vẽ bằng loại mực này sẽ không bị phai màu. Nhiều bức hoạ cổ, sách cổ còn lại, giấy có thể biến thành màu vàng nhưng chữ viết, hình vẽ vẫn đen như cũ.

Trong mực tàu còn chứa một ít long não, xạ hương và số chất thơm làm cho người ta cảm thấy dễ chịu.

Mực tàu đóng thành thỏi cũng được chế tạo bằng mồ hóng, chỉ có điều là ở đây lượng nước ít, chất keo nhiều hơn và có thêm ít phụ gia.

Mực dầu in sách trong các máy in, cũng được chế tạo bằng mồ hóng.

Tại sao rễ thực vật thường đâm xuống còn thân thực vật lại mọc lên?

Hạt cây trồng được rải xuống đất, có hạt đứng thẳng, có hạt đổ nghiêng, có hạt nằm sấp, có hạt lại nằm ngửa, lại có hạt bị chổng ngược, chúng ở mọi tư...

Các con đường ở thành phố được phân cách như thế nào?

Trên một số con đường lớn, bạn có thể thấy một vạch lớn màu trắng hoặc màu vàng phân cách luồng xe đi lại, ở ngã ba, ngã tư, có đường kẻ sọc dành cho...

Tại sao cần khuyến khích sử dụng xăng không pha chì?

Ô tô là một trong những phương tiện chính của giao thông đô thị hiện đại. Hằng ngày hàng vạn chiếc ô tô chạy trên khắp các phố lớn phố nhỏ của thành...

Trẻ em sinh trong ống nghiệm có phải lớn lên trong đó không?

Nói đến trẻ em sinh trong ống nghiệm, hầu như ai cũng nghe biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ trẻ em được sinh trong ống nghiệm như thế nào. Rất...

Các lục địa trên Trái Đất từ đâu mà có?

Địa hình Trái Đất chúng ta có hai sự khác biệt rõ ràng: đó là lục địa và biển. Trong đó diện tích lục địa chiếm khoảng 29% diện tích biển chiếm 71%.

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Vì sao lớp chống tạo màng mờ trên kính đeo mắt lại chống được sự tạo màng mờ?

Vào mùa đông, khi đeo kính bước từ ngoài trời vào phòng ấm, trên đôi mắt kính lập tức hình thành lớp màng mờ như màng sương. Nếu bôi lên đôi mắt kính...

Vì sao trong một ngày, chiều cao của cơ thể có thay đổi?

Từ lúc sơ sinh cho đến tuổi thanh niên, chiều cao của thân thể không ngừng phát triển. Sau lứa tuổi thanh niên, chiều cao cơ bản không tăng lên nữa.

Chất xúc tác trong cơ thể sinh vật có tác dụng gì?

Bất kể động vật, thực vật hay loài người, trong cơ thể đều tồn tại các loại chất xúc tác, hoạt động sống của chúng đều không thể tách rời sự giúp đỡ của chất xúc tác.