Tại sao bằng những cách thức khác nhau đưa chữ Hán vào lại có thể tìm thấy cùng một chữ Hán trong máy tính?

Hiện nay máy tính ở Trung Quốc có nhiều cách nhập chữ Hán. Ví dụ, ta có thể dùng cách gõ phiên âm hoặc cách 5 nét để gõ được cùng một chữ Hán. Vì sao vậy? Lý do là chúng tham chiếu cùng một tiêu chuẩn. Mã số đưa vào bằng bàn phím sẽ tự động đổi ra thành "mã trong" của máy tính. Mã nhập vào của chữ Hán qua bàn phím đối ứng với loại “mã trong” của máy thì gọi là "mã ngoài". Mã ngoài chỉ là con số đại diện cho chữ Hán được soạn ra tiện cho việc ghi nhớ và vận dụng thành thạo những khi thao tác.

Tiêu chuẩn chung để tham chiếu chính là "mã ghi chữ Hán dùng cho việc trao đổi thông tin chuẩn quốc gia" GB2312 - 80, tức là mã khu vị quốc tế hoặc gọi là mã trao đổi chữ Hán. Hệ thống ghi mã này cả thảy có 94 khu, mỗi khu có 94 con chữ tức mỗi khu có 94 vị. Bộ phận thứ nhất của mã khu vị là mã khu, bộ phận thứ hai là mã vị, mã khu và mã vị đều theo hệ đếm 10, chẳng hạn mã khu vị của chữ 码 là 3475.

Mã khu vị có liên quan mật thiết với mã chuẩn quốc tế theo hệ đếm 16. Khi chuyển từ mã khu vị sang mã chuẩn quốc tế, thoạt đầu hãy chuyển mã khu vị ra hệ đếm 16. Ví dụ mã khu vị của chữ 码 là 3475, chuyển ra hệ đếm 16 sẽ là 224B (A, B, C, D, E, F trong hệ đếm 16 lần lượt đại diện cho 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ đếm 10). Vì rằng khu 00  20 trong hệ đếm 16 của mã quốc tế là khu trống, cũng có nghĩa là mã chuẩn quốc tế bắt đầu đánh số từ khu 21 của hệ đếm 16. Bởi vậy mã khu và mã vị còn cần lần lượt thêm 20 của hệ đếm 16. Ví dụ 码 224B của mã khu vị chuẩn ra mã chuẩn quốc tế phải là 224B + 2020, tức là 426B. Kí tự đầu của nó là 42, kí tự thứ 2 là 6B.

 

Lưu trữ trong máy tính không phải là mã số khu vực, cũng không phải là mã chuẩn quốc tế, mà là mã số bằng chữ Hán trong máy có liên quan tới cả hai mã này. Hai kí tự của mã chuẩn quốc tế lần lượt thêm vào 80 của hệ đếm 16 sẽ thành chữ Hán trong máy.

Bởi vậy, mã trong máy của chữ 码 là 426B + 8080, tức là C2EB. Chữ 码 của mã chữ Hán trong máy hiển thị trong hệ thống chính là C2EB.

Khi sử dụng một cách nhập vào nào đó, dù là sử dụng dạng chữ năm nét hay là phiên âm thì mã viết đưa vào từ bàn phím đều là mã ngoài của chữ Hán, và chúng đều chuyển đổi thành mã trong của chữ Hán thì mới lưu trữ và đọc được. Mã ngoài biến hóa nhiều dạng, nhưng mã trong chỉ có một mà thôi.

Mã trong máy bằng chữ Hán ở ví dụ trên là hai ký tự, và mã trong bằng chữ Hán cũng có trường hợp dùng bốn kí tự hoặc ba kí tự. Thế nhưng mã số ghi vào bằng những chữ Hán khác nhau ta có thể tìm ra cùng một chữ Hán, về nguyên tắc là như nhau.

Vì sao lại sản sinh gió rồng cuốn?

Gió rồng cuốn dân gian gọi là “rồng hút nước” (vòi rồng). Đó có thể là vì ngoại hình của nó giống như con rồng trong chuyện thần thoại, từ trên trời...

Vì sao không nên tắm nắng nhiều?

Ở một số nước Âu, Mĩ, nhiều người đặc biệt thích phơi mình ở bãi biển để tắm nắng. Các cô gái còn phơi cho da biến thành màu nâu, cho đó là đẹp.

Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?

Phàm là chất mà đầu lưỡi chúng ta cảm thấy ngọt chính là vị đường. Đường là một vị hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con...

Vì sao đề xướng dùng phương pháp sinh vật để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp?

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng quan trọng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời loài người cũng vì thế mà phải trả giá rất đắt.

Tại sao nói củ khoai tây là thân củ, còn củ khoai lang là thân rễ?

Bạn có từng chú ý, củ khoai tây đào, từ dưới đất lên là do thân dưới đất hình thành, còn củ khoai lang là do rễ hình thành.

Tại sao loài chim lại có thể trở thành "kẻ thù" của máy bay phản lực?

Máy bay cất cánh và hạ cánh đương nhiên cần phải có sân bay. Trong quá trình xây dựng sân bay, ngoài các trang thiết bị cần thiết, còn phải chú ý một...

Tại sao sóng vi ba lại có thể tiến hành truyền thông cự li xa?

Nói tới truyền thông vi ba, có lẽ mọi người chưa rõ là cái gì. Nhưng nói tới rađa và chương trình truyền hình vệ tinh chuyển phát thì mọi người chẳng...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà động vật học người Đức đã làm một thí nghiệm sinh động.