Trong cơ thể có "dầu bôi trơn" không?

Trong nhà máy, máy móc thường phải cho dầu bôi trơn để giảm nhẹ ma sát khi vận hành. Thực ra, cơ thể người cũng là "một bộ máy lớn". Các cơ quan không ngừng vận động. Để bảo đảm cho chúng không bị mài mòn, cơ thể cũng tiết ra một số chất "bôi trơn" đặc biệt.

Trong khoang bụng có ruột già, ruột non, dạ dày, lá lách, mật, gan và tụy..., rất chật chội. Các bộ phận đó lại phải vận động thường xuyên. Ví dụ, dạ dày mỗi phút co bóp 3 lần, ruột non và ruột già uốn nhiều khúc cũng thường phải co bóp. Như vậy, trong mỗi cơ quan và giữa các cơ quan không tránh khỏi ma sát. Tuy nhiên, chúng không đến nỗi vì ma sát mà bị tổn thương nhờ có những chất "dầu bôi trơn" đặc biệt.

Trong khoang bụng có một lớp màng không ngừng tiết ra một chất dịch tương. Loại dịch tương này có tác dụng bôi trơn, liên tục làm trơn các cơ quan trong khoang bụng.

Ngoài các cơ quan nội tạng ra, sự vận động của khớp xương cũng không thể thiếu được "dầu bôi trơn". Khớp là bộ phận quan trọng của hệ khung xương, là chỗ kết nối các đầu xương với nhau. Có khớp thì tứ chi và thân thể chúng ta mới có thể vận động, co gập lên xuống, trái phải được. Khớp có thể chuyển động dễ dàng là nhờ xương sụn đặc biệt trơn, trên bề mặt xương sụn lại rất trơn ướt do có một lớp dịch rất mỏng. Đó chính là "dầu bôi trơn" do cơ thể tiết ra. Nó có thể đi vào bề mặt các khớp, khiến cho các khớp có ma sát rất nhỏ khi chuyển động.

Vì sao phải công bố các thông báo về chất lượng không khí?

Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban Bảo vệ môi trường khóa 3 của Chính phủ Trung Quốc quyết định: từ 5/6/1997 – 5/6/1998, Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành...

Vì sao ngồi lâu hay đứng lâu, chân sẽ căng to lên?

Nếu bạn ngồi xem kịch hoặc đứng liên tục mấy tiếng đồng hồ, hai chân có cảm giác căng ra. So với ngồi lâu, đứng lâu không vận động càng khó chịu hơn.

Tại sao có một số thực vật lại có thể luyện được dầu mỏ?

Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới, nguồn năng lượng được tiêu hao ngày càng nhiều, yêu cầu đối với chất lượng nguồn năng lượng cũng ngày một...

Tại sao rau hẹ cắt xong vẫn có thể tái sinh trưởng?

Rau hẹ là một loại rau đặc sản của Trung Quốc. Đặc điểm lớn nhất của rau hẹ là một năm có thể cắt mấy lần, cho nên thời gian cung ứng cho thị trường...

Vì sao quạt điện thường có 3 cánh?

Khả năng làm mát nhanh với tốc độ gió lớn là ưu điểm lớn nhất mà quạt điện 3 cánh mang lại. Ngoài ra, thiết kế nhỏ gọn, thanh thoát cũng là một đặc điểm mà người mua rất yêu thích ở dòng quạt này.

Vì sao băng keo dán ép chỉ cần ép mạnh là bám chặt?

Nói đến “keo dán ép” nghe hơi lạ tai. Nhưng thực ra nó rất quen thuộc với chúng ta.

Vì sao có thể lợi dụng thuỷ triều để phát điện?

Đại bộ phận điện ta dùng thường ngày là do các nhà máy nhiệt điện phát ra. Đó là nguồn điện dùng nhiên liệu để biến nước thành hơi làm quay tuabin...

Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang có rất nhiều ao hồ?

Khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang, đất đai màu mỡ, nhiều ao hồ, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, tổng diện tích đất trũng hồ ao ở đây đạt tới hơn...

Vì sao trước khi xây dựng nhà máy phải đánh giá môi trường chung quanh?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới, nước, đất đai và không khí các nước đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường bị ô nhiễm gây...