Con mối có liên quan gì đến nhiệt độ không khí lên cao?

Vào sau những năm 80 của thế kỉ XX, khí hậu toàn cầu dần dần nóng lên, không ít những khu vực đã xuất hiện hiện tượng mùa đông nóng lạ lùng, điều này đã mang đến một loạt những hậu quả không tốt đối với xã hội loài người, vì vậy, cơ quan môi trường Liên hợp quốc quyết định chủ đề của "Ngày bảo vệ môi trường thế giới" ngày 5-6-1989 là "Hãy cảnh giác, toàn cầu đang nóng lên".

Nguyên nhân nào làm cho nhiệt độ không khí của toàn cầu lên cao vậy? Giáo sư - nhà hoá học khí tượng thuộc Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia Mĩ cho rằng, ngoài hoạt động của loài người làm tăng lên không ngừng hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển, tạo thành "hiệu ứng nhà kính" và các nhân tố như hiện tượng El Nino ra, loài mối trong bộ côn trùng cũng có liên quan đến việc tăng nhiệt độ toàn cầu. Điều này hình như đã làm cho mọi người không sao hiểu nổi, con mối nhỏ bé với nhiệt độ không khí lên cao, làm sao lại có thể liên quan được với nhau?

Chúng ta biết rằng, trong bụng của con mối tồn tại khoảng hơn 100 loại vi khuẩn và động vật nguyên sinh. Loài mối thích gặm đồ gỗ, sau khi nuốt số lượng lớn thức ăn chất xenlulô trong lõi gỗ vào bụng, nhờ các vi khuẩn, chất xenlulô có thể được tiêu hoá. Nhưng loài vi sinh vật này trong quá trình tiêu hoá phân giải chất xenlulô, tất nhiên sẽ sản sinh ra một loại sản phẩm phụ - mêtan.

Mêtan chính là khí đốt mà mọi người thường nói. Nó ở trong tầng khí quyển tương đối thấp, sau khi qua phản ứng có thể hình thành cacbon đioxit, còn sự tăng thêm của cacbon đioxit trong khí quyển sẽ dẫn đến nhiệt lượng trong Trái Đất không dễ toả ra, hình thành nên "hiệu ứng nhà kính".

Loài mối sinh ra mêtan, tuy đã có lịch sử hàng trăm triệu năm, nhưng giáo sư cho rằng, lượng mêtan mà chúng sản sinh ra mấy năm gần đây mới tăng lên, dự đoán mỗi năm thải ra khí quyển 150 triệu tấn mêtan. Đây là con số không nhỏ và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với sự tăng cao của nhiệt độ toàn cầu.

Vì sao nói trong âm nhạc cũng cần đến toán học?

Chúng ta đều biết âm thanh là do chấn động sinh ra, âm thanh cao hay thấp là do tần số của chấn động quyết định. Nét đẹp của một khúc nhạc là “giai...

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Tại sao có một số thực vật lại có thể phân giải độc tính trong nước ô nhiễm?

Nước ô nhiễm thường có độc tính. Nhưng có một loại thực vật gọi là hành nước, nó vừa có thể hấp thụ chất có độc ở trong nước lại vừa có thể giết chết...

Vì sao động vật ngủ đông không bị chết đói?

Mỗi khi khí hậu dần dần trở lạnh, thức ăn khan hiếm thì có nhiều động vật đã đi vào ngủ đông. Bởi vậy, hiện tượng ngủ đông là một phương thức thích nghi của động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn đối với môi trường không thuận lợi.

Vì sao các nhà du hành khi đi trên Mặt trăng thường nhảy?

Xem vô tuyến truyền hình cảnh Apollo đổ bộ xuống Mặt Trăng, bạn sẽ phát hiện các nhà du hành khi hoạt động trên Mặt Trăng không phải đi từng bước mà...

Vì sao đèn tiết kiệm lại có thể tiết kiệm được năng lượng?

Ngày nay, đèn tiết kiệm năng lượng do các đặc điểm nổi bật như ánh sáng dịu, dễ chịu, giá cả tương đối rẻ, mà nó đang dần thay thế các loại bóng đèn phổ thông.

Tại sao nói thực vật là bộ máy làm sạch bầu khí quyển bị ô nhiễm?

Con người trong quá trình duy trì sự sống đều phải hít khí oxi và thải khí cacbonic. Khi nồng độ cacbonic trong không khí quá cao, sự hô hấp của con...

Vì sao có thể tính nhanh một số dạng tích số?

Có người có khả năng tính nhẩm rất nhanh nhờ đó họ có thể cho được những đáp án đúng, nhanh các vấn đề, các đề án phức tạp. Để có thể có kĩ năng tính...

Sao suối nước nóng có thể phun được?

Đài phun nước trong công viên có thể phun nước là nhờ công sức của con người tạo nên. Trong thế giới tự nhiên, cũng có rất nhiều suối nước có thể phun...