Vì sao không nên dùng nhiều phân hóa học?

Nông dân bón phân hóa học là để tăng thêm chất dinh dưỡng cho hoa màu, mong thu được nhiều nông sản. Nhưng lượng dùng phân hóa học phải thích hợp, dùng nhiều thì hiệu quả sẽ ngược lại. Bất kì loại phân hóa học nào cũng không thể được thực vật hấp thu và lợi dụng toàn bộ. Hiệu suất lợi dụng phân hóa học, phân đạm khoảng 30% - 60%, phân lân khoảng 3% - 25%, phân kali khoảng 30% - 60%. Nếu dùng quá mức thì một lượng lớn phân hóa học do không được cây hấp thụ mà trôi đi. Khi lượng phân hóa học này có chứa nitơ, phôtpho chảy vào sông ngòi hoặc ao hồ sẽ khiến cho nước giàu dinh dưỡng quá mức, dẫn đến thực vật thủy sinh như loài tảo tăng rất nhanh. Ngoài ra khi dùng một loại phân hóa học nào đó lâu dài sẽ khiến cho kết cấu đất bị phá hoại, làm cho chất dính của đất phân tán, axit hóa, đất bị cứng vón, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng nông sản. Lúc đó nông dân sẽ thấy rõ, dùng phân hóa học càng nhiều thì hiệu quả thu hoạch càng thấp.

Dùng phân hóa học quá mức còn dẫn đến trong thực phẩm, thức ăn gia súc và nước uống chứa chất độc tăng lên. Ví dụ axit nitơrơ (muối là nitric), độ độc hại của nó còn cao gấp 5 – 10 lần muối nitrat của axit nitric. Muối của axit nitơrơ cùng với amin hợp thành hợp chất có gốc N – nitric, đó là những chất rất mạnh để gây nên các khối u. Trên thế giới đã từng xảy ra sự kiện do thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có hàm lượng nitric quá cao mà gây ra ngộ độc cho trẻ em và gia súc. Trong phân hóa học còn chứa một số tạp chất khác, cũng gây nên ô nhiễm cho môi trường. Trong đó khoáng chất photpho chứa 1 ppm – 100 ppm cađimi (ppm là 1 phần triệu) và chứa 5 – 10 ppm chì.

Dùng phân hóa học quá mức còn gây nên hàm lượng hóa chất oxit nitơ trong không khí tăng cao. Vì sao như vậy? Nguyên do là trong phân đạm dùng để bón ruộng, có một lượng lớn nitơ trực tiếp từ đất bốc lên không khí. Ngoài ra một phần lớn khí nitơ dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ xâm nhập vào đất, dưới tác dụng của vi khuẩn chúng sẽ trở thành những chất rất khó tan, khó hấp thụ và hợp với nitơ ở trạng thái hoà tan trong nước chuyển hóa thành những hợp chất của nitơ và oxit nitơ bay vào không khí.

Vì vậy để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa kết cấu đất bị phá hoại, nên quản lí, khống chế dùng phân hóa học, không nên lạm dụng nhiều.

Từ khoá: Phân hóa học; Giàu dinh dưỡng.

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Xỉa răng là thói quen không tốt. Răng của ta vốn sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng điền đầy.

Người máy "nhìn thấy" vật thể như thế nào?

Thông tin mà con người có được từ ngoại giới thì 80% là thông tin thị giác. Bởi vậy, con mắt là cơ quan quan trọng của con người.

Ai là nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới?

Nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là Valentina Treshcova, người Liên Xô. Ngày 16 tháng 6 năm 1963, chị đã một mình lái con tàu vũ trụ "Phương...

Câu nói "người khỏe mọc tóc, người yếu mọc móng tay" có cơ sở khoa học không?

Người ta dù khỏe hay yếu thì tóc và móng tay vẫn không ngừng sinh trưởng. Tóc có tuổi thọ trung bình 2-6 năm, lâu nhất có thể đạt 25 năm.

Cốt thép được đặt trong bê tông cốt thép như thế nào?

Bêtông là một loại vật liệu xây dựng quan trọng thường dùng, nó được trộn bằng xi măng, cát và đá theo một tỷ lệ nhất định, rồi đổ vào ván khuôn có...

Có phải Ngưu-Chức mỗi năm gặp nhau một lần?

Theo truyền thuyết, hàng năm cứ đến ngày 7/7, Ngưu lang và Chức nữ lại bước qua cầu Ô Thước, bắc qua sông Ngân để gặp nhau. Không rõ họ đi kiểu gì,...

Vì sao hai tàu thuỷ lớn chạy song song cùng chiều với tốc độ cao sẽ đâm vào nhau?

Tất cả người đi tàu trên biển và trên sông lớn đều biết điều này. Hai con thuyền không được phép chạy song song cùng tốc độ với nhau. Tại sao cần phải quy định như vậy?

Từ trường trái đất vì sao lại "đảo chiều"?

Chắc bạn đã từng chơi nam châm. Mẩu nam châm nho nhỏ cho dù bạn đi đến đâu cũng chỉ về phương Nam.

Vì sao lại có dịch viêm gan A?

Đêm 31/10/1987 ở Thượng Hải bỗng nhiên có hơn 700 người phát sinh triệu chứng miệng nôn trôn tháo ở những mức độ khác nhau. Qua kiểm định của cơ quan...