Cá ngủ bằng cách nào?

Bình thường các loài cá sống mà chúng ta nhìn thấy hầu như đều đang bơi lội tung tăng. Cho dù có cá biệt, loài cá tĩnh tại ở một chỗ cũng có thể nhìn thấy vây và mang của nó đang hoạt động có quy tắc. Chả trách có một số người không tin rằng cá biết ngủ.

Thực ra, cá giống như tất cả các động vật có xương sống khác, để loại bỏ sự mệt mỏi của hệ thống trung khu thần kinh và tứ chi đều phải ngủ. Tuy nhiên, tư thế ngủ của cá rất khác biệt, cho dù đã vào lúc ngủ thì bạn cũng không cảm thấy nó đang ngủ đâu. Vậy thì cá ngủ bằng cách nào vậy?

Điều này cần phải nói từ cấu tạo của cá.

Loài cá trên thế giới hiện nay có khoảng 20.000 loài. Trung Quốc thì có khoảng 2500 loài, bất kể là cá nước mặn hay là cá nước ngọt, trong đó ngoài một số loài cá sụn giống như loài cá mập có nếp gấp thích hợp với mí mắt, có thể che kín một phần hoặc toàn bộ mắt ra, thì loài cá xương cứng khác như cá chép, cá mè, cá hố và cá chim... đều không có mí mắt. Cá thì, cá lức... tuy có mí mắt mờ, nhưng trong suốt và không thể hoạt động, so với mí mắt thông thường mà nói, bất luận về mặt cấu tạo hay là về mặt tác dụng đều không giống. Khi động vật có xương sống ở trên đất liền ngủ, phải kéo khép mi mắt lại, nhắm mắt ngủ. Nhưng đại đa số loài cá không có mí mắt, do vậy rất khó đoán, rốt cuộc chúng là đang tỉnh hay là đã đi vào giấc ngủ.

Khi cá ngủ, cá sẽ ngừng bơi, tĩnh tại ở một nơi, nhưng thời gian ngừng bơi ngắn hay dài thì các loài cá đều không giống nhau. Tuy nhiên, chỉ cần cá thực sự đi vào trong trạng thái ngủ thì có thể thò tay ra bắt cá, cũng giống như bắt những động vật có xương sống ở trên đất liền đang ngủ vậy. Tầng nước mà khi loài cá ngủ ở cũng khác nhau, có loài ở tầng đáy, có loài ở tầng giữa, giống như cá mỏ vẹt... cũng nằm ngang ngủ ở dưới đáy nước. Buổi trưa mùa hè, cá mè hoa và cá mè trắng thích ngủ trưa ở phía dưới bèo rong. Sau khi trời tối, cá cũng giống như động vật sống dưới nước, thường ở trạng thái nghỉ ngơi, trừ khi có một số cá đói còn thức. Ban ngày cá trắm đen thích tụ tập thành đàn, bơi ở tầng trên, nhưng đến khi trời tối thì sẽ bơi tản ra, tự nghỉ ngơi ở đáy nước, giả sử bị quấy nhiễu lập tức tập hợp lại, bơi thành đàn ở tầng trên.

Loài cá ngủ giống như loài người ngủ gật, thời gian không dài, mà còn rất cảnh giác, điều này không chỉ riêng loài cá, mà cũng là đặc tính ngủ chung của động vật có xương sống bậc thấp khác.

Lông mày và lông mi có tác dụng gì?

Rất nhiều người cho rằng, lông mày và lông mi ngoài việc làm đẹp ra thì không có tác dụng gì khác. Vì vậy, nhiều cô gái thường nhổ lông mày, sau đó...

Tại sao pháo hoa lại có màu sắc rực rỡ?

Do thành phần của các chất phát sáng trong pháo hoa là khác nhau, nên màu sắc khi phát xạ cũng khác nhau.

Vì sao gió cát trong mùa xuân ở miền Bắc Trung Quốc lại đặc biệt lớn?

Khi mùa xuân đến với miền Bắc Trung Quốc, những cơn gió Tây Bắc tràn về mang theo mình cả cát bụi, khiến cho cảnh sắc mùa xuân nơi đây không còn tươi...

Bài toán Hamintơn “Chu du vòng quanh Thế giới” có ý nghĩa gì?

Vào năm 1859, nhà toán học Anh Hamintơn (Hamilton) đã công bố một bài toán khá lí thú làm nhiều người đã phải bỏ nhiều công sức để giải nó.

Tại sao lại dùng đềxiben làm đơn vị đo cường độ âm thanh?

Chúng ta biết rằng, đềxiben được dùng làm đơn vị đo cường độ âm thanh. Tại sao lại như vậy?

Làm thế nào để cho hoa cắm trong bình có thể tươi được lâu?

Một cành hoa tươi, chỉ cắm được vài ngày thì cành hoa bị rủ đẩu xuống, màu sắc cũng không còn tươi nữa, điều này là do nguyên nhân nào? Nếu bạn lấy...

Tại sao những loài thực vật sinh trưởng ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ hô hấp?

Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Không có nước, thực vật dễ úa tàn, thậm chí là chết.

Đảo san hô

San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy...

Có phải đường ray tàu hỏa chỉ có một khổ?

Chúng ta biết rằng, tàu hoả chạy trên hai đường ray bằng thép song song nhau. Vì khoảng cách giữa hai bánh xe đối diện nhau ở hai bên toa tàu là cố...