Vì sao phải bảo vệ chim, bảo vệ cóc nhái?

Cóc nhái là loài bắt sâu rất mạnh, là người bạn hỗ trợ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Các chuyên gia sau khi phân tích thức ăn của các loài cóc cho biết: cóc nhái hầu như chỉ ăn thức ăn động vật. Trong thức ăn của cóc nhái, sâu hại chiếm 80%, trong đó bao gồm các loài sâu gây hại cho nông sản như châu chấu, bọ ngựa, bọ rùa vàng v.v.. Dùng cóc nhái trừ sâu bệnh cho lúa đạt hiệu quả rất lớn. Các chuyên gia nông nghiệp ở huyện Nghi Phong tỉnh Giang Tây mấy năm gần đây đã làm một thí nghiệm đối chứng “nuôi cóc bắt sâu” như sau: họ dùng ruộng lúa sớm để thí nghiệm, một mẫu thả 400 – 800 con cóc, không phun thuốc bảo vệ thực vật, còn mẫu kia phun hai lần thuốc bảo vệ thực vật. Khi đối chứng kết quả thu hoạch của hai đám lúa thấy: đám ruộng nuôi cóc tỉ lệ lúa thối đòng ít, sản lượng vượt 9,2% so với đám kia. Do đó có thể thấy “nuôi cóc bắt sâu” là phương pháp tiết kiệm và tăng sản, còn ngăn ngừa được ô nhiễm môi trường.

Chim là thành phần quan trọng trong thiên nhiên, là nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng quý báu. Chúng không những làm cho phong cảnh thiên nhiên đẹp hơn, khiến cho môi trường có sức sống, mà còn để cho con người thưởng thức cái đẹp, hơn nữa còn có thể có ích cho sinh thái và kinh tế, đặc biệt là loài chim ăn côn trùng, ăn chuột. Vai trò của chúng trong sản xuất nông, lâm nghiệp càng nổi bật hơn. Như chim gõ kiến là loài chim “bác sĩ núi rừng nổi tiếng”, chim sẻ má trắng, chim chích choè, v.v..hàng năm 4 mùa đều bảo vệ rừng, đồng ruộng và vườn tược. Loài chim cú mèo hoạt động chủ yếu vào ban đêm, chúng là loài diệt chuột mạnh mẽ. Một mùa hè chúng có thể bắt đến nghìn con chuột. Loài diều hâu, kền kền ăn thịt thối xác chết động vật, có vai trò rất tốt đối với bảo vệ môi trường, chúng được gọi là “người làm sạch thế giới thiên nhiên”.

Do đó có thể thấy cóc nhái và các loài chim có cống hiến rất lớn đối với loài người. Chúng và con người là bạn của nhau. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ loài chim và cóc nhái, không được bắt giết chúng vô tội vạ.

Từ khoá: Cóc nhái; Loài chim.

Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không?

Những người đã từng nuôi tằm đều biết, trong suốt cuộc đời của con tằm sẽ có mấy lần thay đổi hình dạng.

Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công?

Các nhà động vật học cho rằng, thuần hoá trên thực tế là một hiện tượng cộng sinh, hai sinh vật khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, thực ra là một việc tốt.

Tại sao xe đạp khi đi thì không đổ nhưng khi dừng lại đổ?

Trung Quốc là nước sử dụng nhiều xe đạp nên xe đạp có vai trò quan trọng trong cuộc sống thường ngày của người dân. Nhưng, bạn có biết trong quá trình đạp xe ta đã áp dụng rất nhiều nguyên lý của động lực học không?

Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Xăng, cồn, gỗ, than đá là những loại nhiên liệu thường thấy. Nhưng có điều kỳ lạ là khi đốt xăng, cồn thì xăng, cồn cháy hết sạch không còn lại gì.

Cách tính tiền lãi gửi tiết kiệm?

Ở nhiều nước có hình thức gửi tiết kiệm lấy gọn. Theo hình thức gửi tiền này, người gửi sẽ hàng tháng đến ngân hàng gửi một số tiền theo định mức.

Tại sao mắt của một số động vật có vú mọc ở phía trước mặt, còn một số khác lại mọc ở hai bên mặt?

Điều này có liên quan mật thiết với phương thức sinh sống của chúng.

Vì sao dùng phương pháp xác suất có thể tính được giá trị gần đúng của số π?

Bạn đã từng nghe nói đến việc dùng thí nghiệm để tính diện tích hình tròn chưa? Lấy một tờ giấy trắng diện tích 1 m2. Trong tờ giấy ta vẽ vòng tròn...

Tại sao loại xe taxi có dung tích xi lạnh nhỏ sẽ bị đào thải?

Nhiều năm lại đây, ở nhiều thành phố của Trung Quốc, loại xe Hạ Lợi do Thiên Tân sản xuất với loại hình tương đối nhỏ, giá cả phải chăng đã chiếm phần...

Trên Mặt trăng có “biển” và “lục địa” không?

Buổi tối nhìn lên Mặt Trăng, bạn có thể thấy trên đó có chỗ sáng, chỗ tối. Người xưa không giải thích được hiện tượng này, nên tưởng tượng trên Mặt...