Vì sao nhiệt độ bề mặt Kim Tinh lại cao đến thế?

Kim tinh cách Mặt Trời bằng 30% so với Trái Đất, nhiệt độ bề mặt của nó nên cao hơn nhiệt độ bề mặt Trái Đất mới phải, đó là điều hoàn toàn có thể dự đoán và hiểu được. Nhưng các nhà khoa học quan sát phát hiện thấy nhiệt độ bề mặt Kim Tinh cao đến 465 - 485 °C thì cảm thấy rất lạ.

Nguyên nhân gì khiến cho nhiệt độ bề mặt Kim Tinh cao đến thế?

Kim Tinh có một tầng khí quyển dày đặc bao bọc. Nó ngăn cản ta quan sát trực tiếp bề mặt của Kim tinh mà chỉ thông qua những thiết bị thám không để quan sát hiện trường bề mặt và tầng khí quyển của Kim Tinh mới dần dần làm sáng tỏ bộ mặt thật của nó.

Ngày nay người ta biết được trong tầng khí quyển của Kim Tinh hàm lượng khí cacbonic cao đến mức khó tưởng tượng, trên 97%. Hàm lượng khí cacbonic ở tầng thấp nhất của tầng khí quyển còn cao hơn, đạt 99%, hầu như toàn bộ là khí cacbonic. Trong bầu khí quyển gần mặt đất của ta hàm lượng khí cacbonic chỉ chiếm 0,03% so với Kim Tinh thì không đáng kể. Ngoài ra trong tầng khí quyển của Kim Tinh còn có một ít nitơ, agon, khí cacbon monôxit và hơi nước.

Trong tầng không khí cách bề mặt Kim Tinh 3 - 4 nghìn km tồn tại một lớp sương mù dày đặc. Điều làm cho con người kinh ngạc hơn là lớp sương mù này là những giọt axit sunphuric (H2SO4) đậm đặc cấu tạo thành. Trên Trái Đất H2SO4 là một hợp chất hoá học rất quan trọng, không ngờ sản phẩm này lại tồn tại một lượng rất lớn trên Kim tinh.

Bầu khí quyển của Kim Tinh có thể phản xạ 76% ánh nắng của Mặt Trời, khiến cho bầu trời của Kim Tinh vô cùng sáng. 24% ánh nắng Mặt Trời còn lại xuyên qua bầu khí quyển, chiếu lên bề mặt Kim Tinh, thông thường đáng lẽ 24% ánh nắng này có một bộ phận phản hồi lại không trung, nhưng do nồng độ khí CO2 dày đặc trên bề mặt Kim Tinh gây cản trở, giống như một lớp chăn bông dày bao phủ bề mặt Kim Tinh. Nhiệt lượng bức xạ của Mặt Trời ngày càng tích tụ gần bề mặt Kim Tinh, gọi là "hiệu ứng nhà kính", do đó nhiệt độ Kim Tinh ngày càng cao, đạt đến mức khó tưởng tượng nổi như ngày nay.

Hàm lượng khí cacbonic trong bầu khí quyển mặt đất dù ít, nhưng Trái Đất hàng giờ hàng phút sản sinh ra một lượng khí cacbonic khá nhiều. Nếu cứ thế tiếp tục mà không có những biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu thì hậu quả sẽ khôn lường. Hiệu ứng nhà kính trên mặt đất đã trở thành một vấn đề môi trường quan trọng, tình trạng nhiệt độ cao trên bề mặt Kim Tinh là một bài học đối với chúng ta.

Vì sao mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh?

"Mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh" là câu nói cửa miệng mà ta thường nghe thấy. Ý nghĩa của câu này là khí hậu mùa xuân vừa chuyển sang ấm, không nên...

Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?

Sau một đêm mưa xuân, trong vườn tre đều mọc rất nhiều măng, và chỉ sau vài ngày là chúng lớn lên thành cây tre, cho nên người ta thường có câu “măng...

Tại sao cua chúng ta ăn thường ngày lại nhỏ?

Điều này còn phải nhắc đến thói quen sinh sống của cua. Cua mà chúng ta thường biết, tuy là được bắt từ trong môi trường nước ngọt...

Giấy và nghề in được phát minh như thế nào?

Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ để ghi chép lại và truyền bá văn hoá tri...

Tại sao chân ngựa phải đóng móng sắt?

Ngựa ngày nay, ở đầu ngón chân của tứ chi chỉ có một ngón, nếu ví với bàn tay người thì nó tương đương với ngón giữa, những ngón chân khác đã bị thoái hoá cùng với sự diễn tiến của thời gian.

Từ đâu trẻ thích thú nhồi bông?

Gần như là sở thích muôn thủa. Đi cửa hàng, trong vô số đồ chơi bắt mắt, sinh động và kỳ lạ, những con gấu bông, chó bông, thỏ bông.

Con người điều khiển người máy như thế nào?

Người máy là sản phẩm phát triển công nghệ cao, là thể hiện tài trí thông minh của loài người. Người máy là loại máy móc tự động đặc biệt mà con người...

Tại sao nói nọc độc rắn quý hơn cả vàng?

Nguyên nhân rắn độc làm người ta sợ hãi là bởi vì trong khoang miệng của nó có răng độc, còn răng độc có thể chích độc rắn là bởi vì phần gốc của nó có nối với tuyến độc.

Vì sao phải quan trắc khí tượng Nam Cực?

Bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Mỹ, Liên Xô cũ đã xây dựng các trạm quan trắc khí tượng ở Nam Cực để đo đạc các yếu tố khí tượng ở đó.