Vì sao không có sao Nam cực?

Sao Bắc Cực rất lớn, nhiều người biết, đó là điều dễ hiểu. Mặc dù những người sống ở Nam bán cầu tuy ít trực tiếp nhìn thấy sao Bắc Cực, nhưng với chòm sao Tiểu Hùng cấp 2 này họ cũng rất quan tâm và quen thuộc.

Sao Bắc Cực tức là sao "Tiểu Hùng α", vì nó cách bầu trời Bắc Cực rất gần, cho nên được xem là tiêu chí cực bầu trời Bắc. Những người ở Bắc bán cầu chỉ cần tìm được sao Bắc Cực là tìm được phương chính Bắc. Vậy gần cực bầu trời Nam cũng có ngôi sao Nam Cực chăng?

Cực bầu trời Nam ở trong chòm sao Nam Cực. Chòm sao Nam Cực là chòm sao rất tối, phần nhiều là sao cấp 6. mắt thường khó nhìn thấy. Có một ngôi sao Nam Cực σ, theo lẽ thường mà nói nó hoàn toàn có vinh dự mang tên sao Nam Cực, nhưng vì nó cách cực bầu trời Nam khá xa cho nên không được gọi là sao Nam Cực. Đáng tiếc là ngôi sao σ rất tối, nhìn kỹ mới có thể tìm thấy. Nếu trời có mây mỏng hoặc có trăng sáng thì không thể thấy được. Ngôi sao như thế cho dù độ sáng thực tế của nó gấp bảy lần Mặt Trời nhưng vì cách xa chúng ta 120 năm ánh sáng cho nên độ sáng của nó rất yếu, do đó không đủ để người ta tôn xưng là sao Nam Cực.

Trong chòm sao Nam Cực có sao nào đủ sáng để gọi là sao Nam Cực không? Ngôi sao sáng nhất Nam Cực là sao v, cấp 3,74. Độ sáng như thế so với sao Bắc Cực cấp 1,99 thì còn kém hơn rất nhiều. Điều đáng tiếc là nó cách xa cực bầu trời nam 12,5o, do đó rất khó đóng vai sao Nam Cực để có tác dụng xác định phương hướng.

Xem ra ngày nay chưa có sao Nam Cực nào mà còn phải đợi. Mong rằng một ngày nào đó sẽ có một ngôi sao sáng thứ hai - "sao α chòm sao Đáy thuyền", tức ngôi sao già, vì hiện tượng chênh lệch tuổi mà dần dần đến gần Nam Cực, người ta sẽ tôn xưng nó là sao Nam Cực.

Vì sao dùng nước đá tích lạnh có thể tiết kiệm năng lượng?

Dùng nước đá tích lạnh, tức là dùng băng để tích trữ nguồn lạnh, khi cần sẽ giải tỏa nguồn lạnh đó ra cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất công, nông...

Tại sao có một số côn trùng lại có thể biến thành con nhộng, còn một số khác lại không?

Những người đã từng nuôi tằm đều biết, trong suốt cuộc đời của con tằm sẽ có mấy lần thay đổi hình dạng.

Vì sao Trung Quốc thực hiện chế độ "Ba đồng thời" trong quản lí môi trường?

"Ba đồng thời” là chỉ “Những biện pháp đề phòng ô nhiễm được thực thi đồng thời với thiết kế công trình, đồng thời với thi công, đồng thời với đưa vào...

Tại sao ong mật sau khi đốt người xong lại bị chết?

Mọi người đều biết, ong mật có thể đốt người, bởi vậy rất nhiều người sợ ong. Thực ra, ong mật bất đắc dĩ lắm mới đốt người, bởi vì sau khi ong đốt người xong thì chính nó cũng phải chết.

Thuỷ tinh có bị ăn mòn không?

Thuỷ tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng chống ăn mòn cao. Không nói đến nước, chứ các loại axit rất mạnh như axit sunfuric, nitric,...

Vì sao tổ ong lại có hình lục giác?

Nếu quan sát kĩ các tổ ong, bạn sẽ thấy có nhiều điều đáng kinh ngạc. Kết cấu của tổ ong quả là kì tích trong tự nhiên.

Vì sao cá lại di cư?

Người ta thường lẫn lộn giữa hai khái niệm cá hồi hương và cá di cư. Thực ra đó là hai vấn đề khác nhau.

Vì sao nói rừng ôn đới là kho báu bị lãng quên?

Những người am hiểu địa lí đều biết đến rừng nhiệt đới, nhưng chị em sinh đôi của rừng nhiệt đới là rừng ôn đới thì lại ít ai biết đến. Điều đó cũng...

Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không?

Rất nhiều loại động vật quen thuộc đối với chúng ta có thói quen ngủ đông như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu đều ngủ vùi khi mùa đông tới, dường như chúng chẳng muốn chứng kiến cảnh mặt đất trắng xoá băng tuyết.