Vì sao có loại hoá phẩm phải được đựng trong các bình chứa màu nâu?

Ánh sáng Mặt Trời rực rỡ gây nên nhiều biến đổi quan trọng: Biến hàng vạn tấn nước thành hơi nước, làm tan băng tuyết, làm tăng nhiệt độ không khí và tạo nên gió.

Ánh sáng Mặt Trời gây các phản ứng hoá học trong vật chất. Dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời, vải vóc bị bạc màu (phản ứng oxy hoá); gây phản ứng cảm quang cho phim, giấy ảnh (phản ứng phân giải); trong chất diệp lục, nước và cacbon đioxit tiến hành phản ứng quang hoá biến thành đường glucoza; photpho trắng biến thành photpho đỏ (phản ứng thay đổi cấu trúc)… Khi Mặt Trời lặn xuống ở phía Tây và màn đêm buông xuống, các phản ứng nói trên nói chung sẽ dừng lại. Rõ ràng là ánh sáng có tác dụng khá quan trọng trong các phản ứng hoá học. Vì ánh sáng là một loại năng lượng nên có thể kích thích các phân tử vật chất để gây ra các phản ứng hoá học. Như Enstein đã nói: "Một quang tử có thể thúc đẩy một phân tử gây ra phản ứng".

Nhiều phản ứng hoá học gắn chặt với ánh sáng. Nhiều khi ánh sáng cũng gây ra một số sự việc rắc rối do ánh sáng gây ra nhiều phản ứng hoá học trong vật chất. Khi ta chụp ảnh, rõ ràng không thể thiếu ánh sáng, nhưng khi bảo quản phim lại phải dùng giấy đen để bọc kỹ phim, không để ánh sáng lọt vào.

Trong phòng thí nghiệm, có nhiều loại hoá chất cần phải được đựng trong các bình đựng màu nâu cũng vì lý do tương tự. Nhờ đựng trong các bình đựng màu sẫm mà làm giảm bớt cường độ ánh sáng hoặc che hết ánh sáng, nhờ đó hoá chất sẽ không bị phân huỷ và sẽ bảo quản được lâu dài hơn.

Tại sao thỏ thích ăn phân của mình?

Thỏ là một loài động vật ăn cỏ, chủ yếu sống ở thảo nguyên và vùng trồng hoa màu, chúng thích ăn cỏ xanh non và hoa màu, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cả phân của chính mình thải ra trong đêm.

Sao chổi đâm nhau là thế nào?

Năm 1994 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hàng nghìn, hàng vạn người tận mắt nhìn thấy một sự kiện trong vũ trụ xưa nay chưa hề xảy ra, đó là sao...

Dưới tác dụng ánh sáng Mặt Trời bầu khí quyển có gì thay đổi?

Chúng ta đều biết bầu khí quyển quanh Trái Đất có nhiều tầng, trong đó có tầng ozon. Trong các tầng của khí quyển giữa các tầng trên và tầng dưới có...

Vì sao phải bảo vệ biển?

Biển cả bao la chiếm 71% diện tích toàn cầu. Nó là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho đất liền.

Vì sao có người không phân biệt được màu sắc?

Trời xanh, mây trắng, hoa đỏ, lá xanh..

Tại sao máy BP có thể hiển thị tin dự báo thời tiết?

B…B…" trên màn hình tinh thể lỏng của máy BP hiện lên từng dòng chữ: "Ngày 18, nắng chuyển nhiều mây, 5 - 15°C". Đó là dự báo thời tiết hiển thị trên...

Vì sao chân bại liệt có loại cứng và loại mềm?

Chân bại liệt có hai loại hoàn toàn khác nhau. Một là chân bại liệt cứng; khi thân di động về phía trước, để đề phòng mũi chân đụng xuống đất, bệnh...

Vì sao có người dễ chảy máu mũi?

Bình thường mũi không chảy máu. Mũi dễ chảy máu có thể là do bản thân lỗ mũi có bệnh, cũng có

Tại sao gấu Bắc Cực không có tư thế ngủ nhất định?

Nếu bạn chú ý quan sát động vật ngủ thì sẽ phát hiện ra rằng, hầu như chúng đều có tư thế ngủ cố định, và đều có ý đồ nhất định. Ví dụ, khi chó ngủ...