Like
Share
Copy link
Trên nhiều loại cây ở vùng Đông Nam Á, ta thấy rủ xuống những chiếc rễ lớn dạng tấm. Đôi khi là những sợi rễ dài, buông lòng thòng như dây thừng trong không trung hoặc cắm thẳng xuống đất, gọi là rễ khí sinh. Chúng hình thành do sự thích nghi đặc biệt với không khí nóng ẩm.
Trong môi trường nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều. Cây thoát hơi nước cũng rất lớn. Chính vì vậy rễ khí sinh là một giải pháp tốt để bổ sung kho dự trữ dịch lỏng cho cơ thể. Rễ khí sinh không có lông hút và chóp rễ, vì vậy không thể hút được thức ăn, nhưng bù lại, chúng có thể hút nước trong không khí giúp cây phát triển.
Mặt khác, với nhiều loại cây có thân to lớn như đa, rễ khí sinh còn có tác dụng phụ trợ là nâng đỡ. Cũng có loại rễ khí sinh chứa chất diệp lục, có thể quang hợp tạo ra chất dinh dưỡng.
Ngoài ra trong môi trường ẩm ướt, các cây như dây thường xuân (hedera sinensis), thạch hộc (dendrobium nobile), điếu lan (chlorophytum capense), thậm chí đến dây nho cũng mọc ra rễ khí sinh. Hiển nhiên điều đó phải do điều kiện đặc biệt ẩm ướt mới có
Vành của Thổ tinh thực chất là gì?
Tại sao camera khi quay không cần lấy tiêu cự cũng không cần xem xét độ sáng?
Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?
Tại sao máy tính có thể "suy nghĩ"?
Kì lân là động vật gì?
Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?
Vì sao hạt trai lại sáng óng ánh?
Vì sao ruộng lúa mà nuôi cá thì lúa tốt, cá béo?
Vì sao khi có sương thì trời nắng?