Vì sao gần đây các xí nghiệp Bảo vệ môi trường lại phát triển mạnh mẽ?

Mấy năm gần đây các xí nghiệp Bảo vệ môi trường trên thế giới phát triển rất mạnh, trở thành một trong những ngành dịch vụ sinh động và có sức sống nhất. Ở nước ngoài, các dịch vụ Bảo vệ môi trường được xem là 3 lĩnh vực kĩ thuật lớn, đó là ngành dịch vụ; kĩ thuật bảo vệ môi trường; kĩ thuật sinh vật và kĩ thuật thông tin. Thị trường xanh lấy sản phẩm bảo vệ môi trường, kĩ thuật bảo vệ môi trường và dịch vụ bảo vệ môi trường làm trung tâm phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có từ trước tới nay. Nước Đức là nước có thị trường xanh phát triển nhất Châu Âu, mỗi năm tỉ lệ tăng trưởng của thị trường xanh khoảng 6% - 8%, vượt xa tỉ lệ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế quốc dân. Ở Mỹ, từ thập kỉ 90 đến nay, thị trường tái sử dụng phế thải và chuyển hóa chúng thành năng lượng tăng bình quân với tỉ lệ đạt mức 11%. Ngành dịch vụ môi trường mấy năm gần đây tăng trưởng bình quân đạt 20%, vượt rất xa so với tỉ lệ của thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ khác. Vùng Châu á - Thái Bình Dương cũng có xu thế phát triển tương tự. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng sự phát triển của ngành dịch vụ, xem công tác bảo vệ môi trường là một quốc sách cơ bản. Kinh phí xử lí ô nhiễm môi trường hàng năm đều chi trên 100 tỉ nhân dân tệ. Chính phủ cũng đã quyết định đến năm 2010, Nhà nước sẽ dùng số vốn 200 tỉ để đầu tư vào xây dựng các thiết bị cơ sở cho bảo vệ môi trường.

Vì sao các dịch vụ bảo vệ môi trường lại phát triển nhanh như thế?

Trước hết chúng ta hãy nhớ lại lịch sử của nhân loại: ở xã hội nông nghiệp, con người để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn của mình đã lấy đất đai, sông ngòi, rừng núi và tài nguyên thiên nhiên làm đối tượng lao động chủ yếu. Những thứ mà loài người khai thác là “nguồn của cải thứ nhất” của Trái Đất. Vì dân số hồi đó không nhiều, sức sản xuất lại thấp, cho nên sự phá hoại đối với cân bằng sinh thái chưa rõ rệt. Đến xã hội công nghiệp, khoa học kĩ thuật không ngừng tiến bộ, loài người dần dần biết cách dùng than đá, dầu mỏ và các khoáng sản khác, tức là khai thác “nguồn của cải thứ hai của Trái Đất” nhanh chóng bước sang hiện đại hóa. Nhưng sự tiến bộ này của lịch sử đã phải trả giá, làm cho sinh thái tự nhiên không ngừng xấu đi, nguồn tài nguyên môi trường ngày càng bị phá hoại. Những thập kỉ 50 – 60 của thế kỉ XX, các nước phát triển lần lượt phát sinh nhiều sự kiện làm tổn hại chung đến môi trường, gây chấn động cả thế giới, như sự kiện sương mù ở Luân Đôn, sự kiện bệnh chung ở Nhật. Sau đó một loạt vấn đề về môi trường có tính toàn cầu xuất hiện: lỗ thủng tầng ôzôn, khí hậu toàn cầu nóng lên, mưa axit không có biên giới, ô nhiễm nước, sự chuyển dời qua biên giới các chất độc hại, chủng loài sinh vật bị giảm thấp v.v..

Năm 1972, Hội nghị môi trường nhân loại được triệu tập đã kêu gọi toàn thế giới “Chỉ có một Trái Đất”. Lời kêu gọi đó đã dấy lên cao trào bảo vệ môi trường lần thứ nhất. Sự nghiệp bảo vệ môi trường của Trung Quốc cũng bắt đầu từ khi đó. Năm 1972, Liên hợp quốc triệu tập Hội nghị môi trường và phát triển, lại đưa ra “Chương trình nghị sự thế kỉ XXI” đã thực sự thúc đẩy nhân dân các nước ngày càng coi trọng hơn vấn đề môi trường bị ô nhiễm, ứng xử với nó như là vấn đề trung tâm về sự sinh tồn và phát triển của nhân loại. Từ đó mở màn cho làn sóng mới về bảo vệ môi trường, xã hội loài người bắt đầu bước vào một thời đại cách mạng xanh với trọng tâm là “thiên nhiên cao cả, bảo vệ môi trường, thực hiện tiếp tục phát triển”. Trước đây các dịch vụ bảo vệ môi trường “để giữ cho môi trường không bị ô nhiễm mà tiến hành xử lí phần cuối những chất gây hại cho môi trường do quá trình sản xuất công nghiệp thải ra”. Ngày nay, nó được xuyên suốt trong quá trình sản xuất, bao gồm sản xuất sạch, sử dụng tuần hoàn các nguyên liệu và nguồn năng lượng sạch, vừa giảm thấp các chất gây ô nhiễm, vừa bao hàm sự lựa chọn, xác định địa điểm, thiết kế nhà máy, bao gói sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, v.v..

Các ngành dịch vụ Bảo vệ môi trường là những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất từ thập kỉ 90 đến nay, được xem là ngành dịch vụ “triều dương” của kĩ thuật cao. Hiện nay các ngành dịch vụ bảo vệ môi trường của Trung Quốc còn lạc hậu nhiều so với các nước phát triển phương Tây, vì vậy đưa ra quan niệm xanh, nhấn mạnh ý thức bảo vệ môi trường, thiết lập thị trường xanh là mục tiêu quan trọng để Trung Quốc phát triển ngành dịch vụ bảo vệ môi trường.

Từ khoá: Ngành dịch vụ bảo vệ môi trường; Công nghệ xanh.

Vì sao không có sao Nam cực?

Sao Bắc Cực rất lớn, nhiều người biết, đó là điều dễ hiểu. Mặc dù những người sống ở Nam bán cầu tuy ít trực tiếp nhìn thấy sao Bắc Cực, nhưng với...

Vì sao canh thịt không cho muối thì không ngọt?

Nấu ăn phải cho muối là lẽ đương nhiên. Đó không chỉ là nhu cầu của sinh lý cơ thể mà còn là nhu cầu của khẩu vị.

Vì sao thiết bị mang người vào vũ trụ phải có hệ thống bảo hiểm?

Thiết bị vũ trụ mang người có nhiều điểm giống với vệ tinh nhân tạo, nhưng có một việc khác biệt rất lớn đó là trên thiết bị này còn có hệ thống bảo...

Thế nào là vật liệu siêu dẫn?

Vật liệu siêu dẫn là loại vật liệu có tính chất đặc biệt: Chúng có điện trở bằng không. Vào năm 1911, một nhà vật lý Hà Lan là Maoneis tìm thấy ở...

Vì sao Liên hợp quốc thành lập Cục quy hoạch môi trường?

Cục quy hoạch môi trường của Liên hợp quốc là cơ quan quy hoạch môi trường có tính toàn thế giới trực thuộc Liên hợp quốc. Thập kỉ 50 – 60 là thời kì...

Vì sao không thể tùy ý làm khô đầm lầy?

Đầm lầy là chỉ những vùng địa thế đất phẳng và thấp, khó thoát nước, mặt đất ẩm ướt, những loài cây háo ẩm, háo nước thường mọc và là những vùng trũng...

Tại sao trên mình của hà mã thỉnh thoảng có thể bị "chảy máu"?

Chúng ta biết rằng, hà mã tuy là động vật trên cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó vẫn ngâm mình ở dưới nước. Đương nhiên, hà mã thỉnh thoảng cũng...

Tại sao ngón tay người máy lại nhiều kiểu dáng

Ngón tay người máy cũng gọi là bộ thao tác đầu chót, là bộ phận chủ yếu của rôbốt. Có nó, người máy mới có thể làm việc, mới có thể chấp hành nhiệm...

Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?

Ở miền ôn đới, mỗi khi mùa thu đến, cây thay màu lá từ xanh sang vàng, cuối cùng trút nốt chiếc áo này, trần trụi đón mùa đông tới. Nếu chú ý một...