Khí nitơ có công dụng gì?

Thành phần nitơ trong không khí bị người ta cho là "khí trơ". Hầu như nitơ không tạo nên điều gì đáng chú ý. Nitơ không giúp cho sự cháy, không duy trì sự sống. Một nhà khoa học nổi tiếng Trung Quốc vào cuối đời nhà Thanh đã dịch tên gọi "nitơ" thành "đạm khí" là khí nhạt hàm ý là nitơ đã làm nhạt bớt tác dụng của oxy trong không khí.

Người ta đã lợi dụng tính cô độc của nitơ để phục vụ lợi ích con người.

Trong những năm gần đây, ở nhiều nước, người ta chứa lương thực vào các túi bằng chất dẻo, hút hết không khí sau đó lại nạp vào đó đầy nitơ. Làm như vậy không những ngăn không cho mối mọt, vi khuẩn sống sót, mà chế ngự không cho lương thực thực hiện quá trình hô hấp (thở), làm lương thực được bảo quản lâu dài, an toàn. Cách bảo quản lương thực này được gọi là cách bảo quản bằng nitơ.

Những hợp chất của nitơ đều rất bền, cứng. Ví dụ hợp chất của nitơ và silic: Nitrua silic có thể dùng để chế tạo dao cắt kim loại. Trong công nghiệp hoá học, nitơ cũng có nhiều tác dụng hết sức quan trọng để làm thuốc nổ, phân bón, các chất màu và công nghiệp chế tạo axit nitric, một axit quan trọng trong công nghiệp hoá chất. Khi cho nitơ tác dụng với hyđro sẽ tạo thành amoniac. Amoniac tác dụng với các hợp chất khác tạo nên phân bón như các loại amoni sunfat, amoni nitrat, amoni cacbonat, ure… Từ ure có thể chế tạo được chất dẻo, sợi tổng hợp, dược phẩm cùng nhiều nguyên liệu quan trọng khác cho công nghiệp hoá chất.

Trong tự nhiên khi có sấm sét, các tia chớp lửa thường kéo dài đến mấy nghìn mét. Bấy giờ nitơ sẽ tác dụng với oxy tạo nên nitơ đioxit, hoà tan vào giọt mưa, biến thành axit nitric rơi xuống mặt đất rồi trở thành phân đạm là loại phân bón quý giá.

Theo tính toán, hằng năm có đến 400.000 tấn phân đạm được tạo ra trong các cơn giông làm tăng độ phì của đất đai.

Vì sao không nên coi thường ô nhiễm chì?

Một nhà khoa học môi trường Canađa khi nghiên cứu lịch sử các Hoàng đế cổ La Mã đã đưa ra nhận xét: Hoàng đế La Mã và rất nhiều nhà quí tộc thời đó đã...

Vì sao phải kiên quyết xử lí ô nhiễm sông Hoài?

Hoài Hà ngày xưa gọi là Hoài Thủy. Sông dài hơn 1.

Nhiệt độ toàn cầu nóng lên có ảnh hưởng gì tới môi trường nhân loại?

Sự thay đổi khí hậu trên Trái đất có liên quan rất mật thiết tới cuộc sống của con người. Thông qua sự quan sát và nghiên cứu khí hậu toàn cẩu các nhà...

Xa lộ thông tin bị tắc nghẽn thì sao?

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của người sử dụng mạng và lượng tin trên mạng Internet ngày càng trở nên quá tải. Hiện tượng "tắc xe" trên xa lộ thông...

Tại sao nhà ở ô tô rất được mọi người hoan nghênh?

Có lúc xem ti vi, ta thấy một số người dân ở nước ngoài sống trong một gian phòng như buồng xe ô tô, người ta có thể thấy nó đi lữ hành khắp nơi, gặp...

Tại sao dùng vòm cuốn có thể vượt qua khoảng cách lớn hơn so với dùng dầm?

Khi khẩu độ rất lớn, thường phải dùng dầm vừa dày vừa to, nhưng thế thì trọng lượng bản thân của dầm lại càng tăng lên nhiều. Một dầm đá có diện tích...

Vì sao không nên để thức ăn mặn lâu trong nồi nhôm?

Nồi chảo gò bằng nhôm nhẹ, bền, đẹp. Người ta thường dùng nhôm để chế tạo ấm đun nước, nồi nấu cơm, nấu thức ăn hết sức tiện lợi.

Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc?

Ôtô muốn từ chân núi chạy lên, không thể chạy thẳng đứng được, bao giờ cũng theo đường vòng vèo quanh núi mà chạy dần lên. Khi làm như vậy, chẳng những xe chạy được tương đối an toàn mà còn đỡ tốn sức nữa...

Tại sao cá voi biết "tự sát tập thể"?

Sáng sớm ngày 22 tháng 12 năm 1985, tại vịnh Đả Thuỷ áo, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nước thuỷ triều dâng cao, sóng biển cuồn cuộn, các ngư dân ở thôn...