Vì sao có thể nói toán học là khoa học về quan hệ tức “quan hệ học”?

Toán học nói chung là tìm các mối liên quan giữa số và hình, thông qua các mối quan hệ đặc biệt để nhận thức các quy luật khách quan. Vì vậy chúng ta có thể nói toán học là môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ, tức “quan hệ học”.

Ở bậc tiểu học, chúng ta đã nghiên cứu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia giữa hai số. Nắm chắc mối quan hệ đó chúng ta có thể áp dụng vào các vận động trong cuộc sống đời thường và có thể tìm thấy các vấn đề có liên quan đến các con số.

Khi chúng ta so sánh các vật ta dùng khái niệm to, nhỏ, bằng nhau ta lại sử dụng một loại quan hệ khác: quan hệ so sánh hai vật. Khi đánh giá khả năng học tập của một học sinh người ta dùng biện pháp thi cử để đánh giá thành tích của từng học sinh. Khi cần so sánh hình dạng hoặc dung tích của hai hình, người ta có thể dùng các tri thức về hình học để tính toán diện tích, thể tích, sau đó mới so sánh các vật, các hình liên quan.

Các loại định lí trong toán học có thể nêu rõ được các mối quan hệ nội tại của các vật: Ví dụ định lí về tổng bình phương các cạnh vuông góc bằng bình phương đường huyền của tam giác vuông nêu lên mối quan hệ về độ dài các cạnh góc vuông với độ dài của đường huyền.

Các công thức tính toán, ví dụ công thức tính diện tích S của tam giác S = 1/2đáy x chiều cao, phản ánh mối quan hệ giữa diện tích của hình tam giác với độ dài của cạnh đáy và chiều cao của hình tam giác.

Hàm số cũng là phản ánh một mối quan hệ trực tiếp giữa các đại lượng biến thiên với nhau, ví dụ y = f(x1, x2...xn) phản ánh mối quan hệ giữa đại lượng biến thiên y với một nhóm các đại lượng biến thiên khác x1, x2...xn.

Trong toán học không có chỗ nào không tồn tại “quan hệ”. Vấn đề mà toán học nghiên cứu chính là nghiên cứu các mối quan hệ.

Thế nào là nguyên tố phóng xạ?

Vào năm 1896, trong phòng thí nghiệm của nhà vật lý người Pháp là Becquerel xuất hiện một sự kiện lạ: Một gói phim được bao bọc rất kỹ đột nhiên bị lộ...

Vì sao có thể dùng năng lượng Mặt trời để phát điện?

Bức xạ Mặt trời là nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt, hơn nữa nó không gây ô nhiễm.

Vì sao người say rượu đi xiêu vẹo?

Nếu bạn nhìn thấy một người đi lang thang, lảo đảo, miệng đầy hơi rượu thì chắc chắn đó là người say rượu. Vì sao khi say rượu, người ta bước đi không...

Thực phẩm ta ăn vào biến đi đâu?

Hơn 300 năm trước, giáo sư Sankerfreise người Italy đã làm một thí nghiệm rất lạ nhưng cũng rất thú vị: Ông treo một chiếc ghế vào đầu một cán cân rất...

Gọi điện thoại mà không nghe thấy lời mình có tốt không?

Khi gọi điện thoại, trong ống nghe của máy ta nghe thấy tiếng nói của mình, đó là "âm bên cạnh", còn gọi là "bàng âm".

Làm thế nào để xác định được niên đại của đồ gốm đã được khai quật?

Ở các nơi khai quật được đồ gốm thường có một ít mảnh gỗ bị than hóa hoặc một ít tro than gỗ. Ngoài ra trong các ngôi mộ xây bằng vỏ sò thường có vỏ...

Vì sao nước từ hoá lại có tác dụng bảo vệ sức khoẻ?

Hiện tại trên thị trường xuất hiện nhiều loại thiết bị sản xuất nước sạch, có loại có trang bị thiết bị từ hoá, bằng cách cho nước chảy qua lớp sắt từ...

Vì sao phải phóng vệ tinh khí tượng?

Trái Đất là một hành tinh. Phàm những thiên thể quay quanh hành tinh đều gọi là vệ tinh.

Tại sao thỏ thích ăn phân của mình?

Thỏ là một loài động vật ăn cỏ, chủ yếu sống ở thảo nguyên và vùng trồng hoa màu, chúng thích ăn cỏ xanh non và hoa màu, nhưng đôi khi chúng cũng ăn cả phân của chính mình thải ra trong đêm.