Tại sao nói sa mạc hóa sẽ đe dọa đến cuộc sống của con người?

Ngày 15 – 16/4/1998 tại Tây Bắc, Hoa Bắc, Đông Hoa Trung Quốc… xuất hiện những trận bão cát xưa nay hiếm có, tai họa này hầu như đã ảnh hưởng đến một nửa đất nước Trung Quốc. Có thể nói đây là một sự trừng phạt của tự nhiên đối với con người, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo con người coi nhẹ bảo vệ môi trường.

Vào 4 – 5 giờ chiều ngày hôm đó, một cơn gió lớn xảy ra tại thành phố Lan Châu, trận bão mang theo cát thổi tung mù trời cho mãi đến tối, trong không trung cát bụi mù mịt đến nỗi không thể nhìn thấy gì trong vòng bán kính 5 m, máy bay cũng không thể cất cánh bình thường. Sáng ngày 16, ở Lan Châu bụi cát che lấp Mặt Trời; cùng ngày, bụi bặm, mưa bùn đầy trời, khiến cho toàn bộ xe cộ chạy trên đường phố Bắc Kinh hoàn toàn trở thành những “văn vật khai quật”, những bông hoa những cành lá non vừa mới nhú ra đón xuân thì đã bị lớp bụi che phủ.

Trận bão cát có qui mô lớn này ngoài do không khí thay đổi đột ngột ra, thì sự sa mạc vùng đất Tây Bắc Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sa mạc hóa đất đai là sự khai hoang, phá rừng, phá hoại thảm thực vật.

Những ví dụ như vậy thật quá nhiều. Thời đại đốt rẫy gieo hạt, người xưa mặc dù chặt phá cây cối, đốt cỏ làm rẫy và thu hoạch mùa màng cho cuộc sống, nhưng đã phá hoại thảm thực vật, mất đi trung tâm tích và dự trữ nước, khiến cho những vùng đất này trở thành vùng đất cằn đá sỏi hoang hóa. Cách đây mấy năm, con người hiểu một cách phiến diện lấy hoa màu làm nguồn thức ăn chính, ở vùng thảo nguyên Nội Mông Cổ đã khai thác bừa bãi khiến cho hoa màu không lớn nổi, còn những vùng cỏ thì bị phá nát. Huyện Diêm Trì tỉnh Ninh Hạ từng là vùng đất trồng cam thảo rất tốt, cam thảo là một loại cây giữ cát tốt, do sự đào bới của con người hiện nay trên mảnh đất này đến một sợi một nhánh cam thảo cũng khó mà tìm thấy, “Quê hương cam thảo” nay đã là những bãi cát dài vô tận, đây chính là “cơ sở vật chất” để gây ra những trận bão cát.

Đất đai trên địa cầu được các nhà khoa học coi là “nhà bánh mì” và “kho lương thực” cho sự sinh tồn của nhân loại, bởi vì hàng năm sản xuất ra hàng chục tỉ tấn lương thực cho con người, và cung cấp điều kiện thức ăn cơ bản chăn thả gia súc. Chúng ta thử nghĩ xem từ lương thực để ăn, gỗ để làm vật liệu cho đến thuốc cứu sinh mệnh, mặt nào có thể tách khỏi đất đai?

Theo những tài liệu nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học trên khắp thế giới thì nguồn tài nguyên đất đai cực kì quí giá đang đứng trước nguy cơ bị sa mạc hóa, “kho lương thực” của con người đang bị hủy hoại. Đối với Trung Quốc mà nói, đã có 3.340.000 km2 của 13 tỉnh đang có nguy cơ bị sa mạc hóa, trong đó đã có 1.760.000 km2 đã bị sa mạc hóa. Đặc biệt là vùng Tây Bắc diện tích đất bị sa mạc hóa còn lớn hơn diện tích đất do con người quản lí. Những năm 70 của thế kỉ XX, diện tích sa mạc hóa hàng năm tăng 1.560 km2; những năm 80 tăng 2.100 km2; những năm 90 diện tích sa mạc hóa hàng năm tăng tới 2.400 km2. Theo thống kê đất đai bị sa mạc hóa đã chiếm 13,3% diện tích cả nước, hơn nữa còn tăng từng ngày. Hiện nay, toàn thế giới có khoảng hơn 100 nước tức là khoảng 1/4 đất đai và 15% dân số đang bị sa mạc hóa, mỗi năm toàn cầu có khoảng 6 triệu – 7 triệu hecta đất canh tác biến thành vùng đất cằn cỗi đá sỏi, mỗi năm gây thiệt hại cho con người tới hơn 26 tỉ USD. Các nhà khoa học đã kêu gọi để đảm bảo nhu cầu lương thực không ngừng tăng của cải nhân loại hãy khẩn cấp bảo vệ những mảnh đất chưa bị sa mạc.

Hậu quả nghiêm trọng của chặt phá rừng bừa bãi đã giáo dục nhân loại, giúp cho con người dần dần nhận thức được bảo vệ rừng và trồng rừng là công việc quan trọng cấp thiết. Nhật Bản đã coi việc nỗ lực trồng rừng với diện tích lớn là một phần quan trọng trong công cuộc chấn hưng đất nước. Trước mắt, diện tích rừng của Nhật Bản đạt hơn 25 triệu hecta, chiếm 70% tổng diện tích cả nước, trở thành “quốc gia rừng”. Trung Quốc cũng đã nhận thức rõ “muốn ngăn chặn những cơn bão cát, phải trồng nhiều rừng hơn nữa”, họ đã xây dựng công trình sinh thái vành đai bảo hộ rừng ven biển và hệ thống bảo vệ rừng “Tam Bắc” của 13 tỉnh.

Rừng là cái nôi sinh tồn và phát triển của con người. Chúng ta hãy có những hành động thực tế bảo vệ nguồn tài nguyên này, bảo hộ căn nhà của chúng ta.

Giải thưởng quốc tế về toán học là gì?

Nobel là giải thưởng khoa học kĩ thuật quốc tế danh vọng lớn nhất thế giới. Đây là giải thưởng được Nobel, nhà hoá học lừng danh đem một phần di sản...

Hang động được hình thành như thế nào?

Ai đã từng một lần đi thăm những hang động như ở Vịnh Hạ Long hay Phong Nha-Kẻ Bảng đều không thể quên được những cột đá, măng đá, nhũ đá muôn hình...

Vì sao sáng sớm mùa thu và mùa đông thường có sương mù?

Không khí chứa hơi nước có giới hạn nhất định, đạt đến giới hạn lớn nhất gọi là hơi nước bão hòa. Nhiệt độ không khí càng cao, khả năng chứa hơi nước...

Thảm kịch Bhopal phát sinh như thế nào?

Thành phố Bhopal, thủ phủ bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) có nhà máy liên hợp hóa chất Union Carbide sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Ngày 3/12/1984, nhà...

Làm thế nào tháo được chuỗi chín vòng?

Chuỗi chín vòng là trò chơi dân gian cổ của Trung Quốc thịnh hành vào đời nhà Minh, Nhà Thanh, ở nước người ta gọi đó vòng Trung Quốc “Chinese ring”....

Tại sao nói máy tính là trợ thủ đắc lực cho thư ký?

Một đơn vị hoặc một công ty lớn thường phải có thư kí. Những công việc như thảo sơ kết công tác, chuẩn bị bài phát biểu tại hội nghị, tìm hiểu tiến độ...

Thế nào là bài toán "Nữ sinh Cachơman"?

Năm 1850, Cachơman người Anh đã đưa ra một bài toán khá lí thú: Một bà xơ dẫn 15 nữ sinh hàng ngày xếp hàng dạo chơi.

Vì sao có sóng thần?

Tục ngữ nói: "Không có gió thì không nổi sóng”. Trong điều kiện bình thường đúng là như thế.

Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không?

Rất nhiều loại động vật quen thuộc đối với chúng ta có thói quen ngủ đông như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu đều ngủ vùi khi mùa đông tới, dường như chúng chẳng muốn chứng kiến cảnh mặt đất trắng xoá băng tuyết.